MEXICO CITY, Mexico – Những cảm giác, tâm t́nh của người Mỹ, liên quan tới những người Latino nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ từ Mexico, được bày tỏ rộn ràng, giữa lúc các phương tiện truyền thông và các cơ quan lập pháp nhắm vào những di dân bất hợp pháp ấy.
Trên xa lộ I-5 băng qua biên giới Mễ Tây Cơ từ San Diego, hàng ngày, ḍng xe chạy về phía Mễ Tây Cơ thường khá thoải mái, trong khi ḍng xe chạy về phía Hoa Kỳ thường xuyên kẹt cứng tại đồn kiểm soát, đến nỗi những người Mễ bán hàng rong đẩy xe đi bán giữa luồng xe hơi - ảnh tài liệu, chụp năm 2008: Vi Lang/Viễn Đông.
Mặc dù những cuộc thảo luận của giới truyền thông và ngành lập pháp hầu hết đều tập trung vào những biện pháp hạn chế những người Mexico đi vào đất Mỹ, nhưng người ta ít nói đến chuyện các công dân Hoa Kỳ di cư sang Mexico. Tuy nhiên, giới truyền thông và các cơ quan lập pháp đă nói chi tiết về một số vụ bạo động liên quan tới ma túy xảy ra tại Mexico, đem lại một lư do nào đó giải thích chuyện tại sao dân Mễ muốn trốn sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên lối lập luận như thế đă được làm cho cân bằng với những lời lẽ không có tính cách hoan nghênh, như là những tin nhắn gián tiếp, nói rằng “những người ngoại quốc nhập cư trái phép” đang lấy mất công ăn việc làm và bảo hiểm chăm sóc y tế của dân Mỹ, và gắn liền mọi người Latino với những di dân trái phép.
Trong khi người dân Mỹ càng ngày càng tỏ thái độ chống lại những người Latino, và có sựthúc đẩy tăng cường an ninh ở vùng biên giới, th́ vẫn có những công dân Mỹ đi Mexico v́ nhiều lư do khác nhau, thậm chí họ c̣n sang sống bên ấy nữa.
Mexico cảm thấy như thế nào về chuyện người Mỹ di cư sang Mexico?
* Toát yếu lịch sử Mexico
Trước thời thực dân Tây Ban Nha vào năm 1521, những nền văn minh của thổ dân Mỹ Châu, như Olmec, Toltec, Teotihuacan, Zapotec, Maya và Aztec, từng tồn tại trong khu vực Mexico. Cũng giống như phần lớn trong khu vực Mỹ Châu Latin, những nền văn minh bản địa Mỹ Châu đă bị người Âu Châu chinh phục.
Những người Âu Châu đă thiết lập hệ thống tôn ti trật tự bên trong xă hội, chia tách dân chúng theo màu da và sinh quán. Chẳng hạn, những người màu da sáng hơn có được nhiều quyền hơn những người màu da sẫm hơn, và những người sinh ra tại Tây Ban Nha được coi là ưu tú hơn so với những người ra đời ở Mexico. Những nô lệ Phi Châu được chở sang Mexico để lao động, góp phần vào chuyện pha trộn văn hóa bên trong Mexico.
Đến năm 1821, Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha, mặc dù những cuộc nội chiến xảy ra và việc tranh chấp biên giới với Hoa Kỳ đă làm cho Mexico bị suy yếu. Trong năm 1848, Mexico mất vào tay người Mỹ những vùng đất như Texas, khu vực nay trở thành California, Arizona, New Mexico, Utah, Nevada và mấy phần của Colorado, Wyoming, Kansas, và Oklahoma.
Các lực lượng Pháp xâm chiếm Mexico trong năm 1861 và ở lại đó cho tới giữa năm 1867.
Vào đầu thế kỷ 20, những cuộc cách mạng nổ ra bên trong Mexico, khi các công dân nước này nổi dậy chống lại những thế lực cai trị đất nước. Có một giai đoạn tăng trưởng kinh tế từ giữa cho tới đầu thập niên 1980, rồi đến năm 1982, nền kinh tế Mexico bắt đầu sa sút nhanh. Tiếp sau đó là thời buổi khó khăn, khi dân chúng nổi loạn và các nhóm ngoại quốc bước vào để giúp cứu văn t́nh h́nh Mexico.
* Những thành phố vùng biên giới
Những thành phố của Mexico nằm gần biên giới, như Tijuana, đă hưởng được lợi ích nhờ vị trí nằm sát nước Mỹ, trong lúc những khu vực thương mại của Mexico nằm cách xa hơn từ đường biên giới. Trong khoảng thời gian từ năm 1876 tới năm 1911, vốn đầu tư của Mỹ đổ vào các thành phố biên giới đă làm cho những vùng này trở nên thịnh vượng, v́ những đường xe lửa nối kết những thành phố ấy với Hoa Kỳ nhiều hơn là với Mexico.
Vào đầu thế kỷ 20, các công ty Mỹ đầu tư 125 triệu Mỹ kim vào các thành phố vùng biên giới, và dân Mexico càng ngày càng tỏ ra bất măn nhiều hơn đối với chuyện Mỹ gia tăng quyền sở hữu tài sản của Mexico. Những khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào các thành phố biên giới đă bị giảm bớt, khi hạ tầng kiến trúc và những cộng đồng trong các thành phố bên kia biên giới, như San Diego, gia tăng và phát triển.
Tuy nhiên, thành phố Tijuana vẫn thu hút du khách và di dân đến từ khắp nơi trên thế giới, v́ các thành phố biên giới của Mexico cậy dựa vào du lịch với tiền bạc do các du khách mang tới, đặc biệt những khách du lịch người Mỹ. Những thành phố đó mở nhà hàng, quán rượu, vũ trường, và nhà thuốc tây; nơi đây có bán một số loại thuốc không cần toa bác sĩ và rẻ hơn so với ở Hoa Kỳ.
Có những người Mỹ dọn tới sinh sống trong các thành phố biên giới, tránh được giá cả sinh hoạt cao hơn trong những vùng như miền nam California. Những di dân Mỹ như thế vẫn có thể trở về Hoa Kỳ để làm việc hàng ngày.
* Một nơi hội tụ cho người Mỹ ở Mexico
Một trong những cộng đồng người Mỹ lớn nhất tại Mexico là trong vùng San Miguel de Allende, nằm trong tiểu bang Guanajuato phía cực đông, ở miền trung Mexico. Phần đông trong số khoảng 7.000 người Mỹ sống trong vùng ấy đều là những người hưu trí.
Theo tạp chí Dissent Magazine, trong một bài viết vào năm 2007 về dân Mỹ ở San Miguel de Allende, th́ những người Mỹ làm việc trong thành phố này không phải khi nào cũng làm việc với giấy phép, hoặc có đóng thuế cho Mexico. Dân chúng Mexico bản xứ tại địa phương và Hacienda (Sở Thuế của Mexico) có biết việc này, nhưng không phải khi nào họ cũng ra tay hành động.
Nhiều người Mỹ sinh sống ở San Miguel de Allende thấy rằng nền văn hóa bản địa Mexico dễ dàng chấp nhận họ nhiều hơn, so với chuyện Hoa Kỳ chấp nhận những người Mexico. Tuy nhiên, những người Mỹ nhập cư ở Mexico thường cư ngụ trong những khu vực phản ảnh nền văn hóa bản quán của họ trên vấn đề di cư xuyên biên giới, giống như những người Mễ nhập cư vào Hoa Kỳ.
Sự đồng hóa người Mỹ vào trong xă hội Mễ chỉ ở mức tối thiểu, v́ đa số dân Mỹ sống tại San Miguel de Allende đều không nói tiếng Tây Ban Nha, và cũng không phải mọi người Mỹ ở đây cũng đều trở thành công dân Mexico, khác với chuyện người Mễ sống ở Mỹ được thúc đẩy để trở thành công dân Hoa Kỳ.
San Miguel de Allende có những trường song ngữ, dạy tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, không giống như tại Hoa Kỳ nơi có sự thúc đẩy người ta chỉ nói tiếng Anh mà thôi khi bước ra khỏi những lớp học tiếng Tây Ban Nha.
Cũng theo tạp chí Dissent Magazine, có những cảm giác lẫn lộn nơi những người Mễ bản xứ ở San Miguel de Allende, đối với những người Mỹ cư ngụ trong thành phố này. B́nh thường th́ có thêm người Mỹ là có thêm những người đến giúp việc trong nhà, thuê mướn nhân công người Mễ bản xứ tại địa phương, v́ có 50 phần trăm trong tổng số địa ốc tại San Miguel de Allende thuộc về quyền sở hữu của các di dân ngoại quốc.
Có những cư dân Mễ bản xứ cảm thấy rằng Mexico đối đăi với những người Mỹ di dân một cách quá lịch sự, trong khi tại Hoa Kỳ th́ di dân Mễ lại không được nhận được cảm giác hoan nghênh. Bà Sandra Galicia, một người bán hoa dạo được tạp chí Dissent Magaxine phỏng vấn, nói: “Chúng tôi phải cấm dân Gringo (tức người Mỹ) sang Mexico, cũng giống như họ cấm chúng tôi sang Mỹ vậy”.
Mặc dù khu vực này hưởng nhờ lợi ích từ những khoản trực tiếp đầu tư của Mỹ, người ta vẫn không biết rơ San Miguel de Allende sẽ ra sao đối với những người Mễ bản xứ trong tương lai tại khu vực này. C̣n tương lai của những người Mỹ sống trong vùng ấy sẽ như thế nào đây? - (BV)
Bạch Vân/Viễn Đông