(ĐVO) Gà nhập lậu tồn dư kháng sinh rất nguy hiểm cho người tiêu dùng nhưng chưa được kiểm soát triệt để.
Hôm qua (11/12), cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia pḥng chống dịch cúm gia cầm diễn ra tại Hà Nội.
Những thông tin tại cuộc họp tiếp tục dấy lên mối quan ngại, lo lắng trong người dân về vấn đề an toàn thực phẩm.
Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, gà thải loại Trung Quốc giá từ 33.000-40.000 đồng/kg c̣n khi nhập lậu qua biên giới chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đáng chú ư là gia cầm thải loại nhập lậu sang Việt Nam qua kiểm tra của Bộ Y tế cho kết quả 100% đều tồn dư kháng sinh, trong đó có những loại kháng sinh cấm sử dụng ở Việt Nam và rất độc hại.
Cục Thú y đă kiểm tra các mẫu gia cầm nhập lậu tại Lạng Sơn th́ có đến 60% là nhiễm virus cúm A.
Trước đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đă phân tích rất rơ về sự độc hại của gà tồn dư kháng sinh.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, đây là loại gà siêu đẻ trứng. Ḍng đời của gà kéo dài 1,5 năm, trong khi gà siêu thịt chỉ khoảng 1,5 tháng; c̣n gà ta khoảng 4 - 5 tháng.
Loại gà này thường cắt cụt mỏ để khỏi mổ cắn nhau. Trong suốt đời gà siêu trứng, người chăn nuôi đă tiêm ít nhất 12 - 15 lần văcxin các loại vào cơ thể gà. Trong đó, có kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành do gây độc hại cho vật nuôi và con người.
Tất cả các loại văcxin và kháng sinh nói trên không được đào thải hết ra khỏi cơ thể gà mẹ mà tích tụ dần dần, cho đến khi bị loại thải th́ trong cơ thể gà có quá nhiều thuốc và kháng sinh tồn dư.
Khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng. Cụ thể, dễ bị dị ứng. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người th́ rất khó điều trị.
Việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Những người này không thể sống được khi không có kháng sinh. Thậm chí, một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.
Đáng lo ngại, để phát hiện được mức độ tồn dư kháng sinh cần phải sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại trong pḥng thí nghiệm, c̣n người tiêu dùng th́... chịu.
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Hoan, Phó trưởng pḥng Gia súc nhỏ, Cục Chăn nuôi cho biết số lượng gia cầm nhập lậu vào nội địa qua biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) hiện đă giảm nhưng tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội), gà choai nhập lậu qua biên giới Lạng Sơn vẫn được các đối tượng lén lút buôn bán.
Trước đó trên Báo Hải Quan, ông Đào Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lư thị trường (QLTT), Bộ Công Thương cho hay, đường đi của gà nhập lậu rấ t phức tạp, chủ yếu qua đường ṃn, lối mở và khu có dân cư, thường vận chuyển vào ban đêm qua những con đường dích dắc nên khó kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, nội tạng động vật là mặt hàng cấm nhập khẩu nhưng vẫn c̣n một lượng thẩm lậu từ biên giới vào.
Một cán bộ quản lư thị trường (xin được giấu tên) cho hay, việc kiểm soát gà nhập lậu hiện nay rất khó khăn và thực sự chưa thể kiểm soát được. Vị này cho rằng, số lượng những vụ kiểm soát, bắt được gia súc, gia cầm bẩn phải tiêu hủy c̣n rất nhỏ so với số lượng hàng thẩm lậu.
Như vậy, có thể thấy gà nhập lậu trong đó có thải loại chưa được kiểm soát, lại chứa nhiều chất độc hại. Trong khi người tiêu dùng không thể phân biệt được để tự bảo vệ ḿnh. V́ thế, nếu các lực lượng chức năng không đẩy mạnh tăng cường kiểm soát việc nhập lậu gia cầm qua biên giới th́ chắc chắn thực phẩm bẩn, độc hại sẽ tiếp tục tấn công, hủy hoại giống ṇi người Việt.
Theo ĐấtViệt