- Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai tuyên bố, Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc đang thực thi “các hành động cưỡng ép và đơn phương" liênquan đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Tuyên bố của đại sứ Cui Tiankai được đưa ra nhằm phản ứng lại b́nh luận của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel về tranh chấp Trung-Nhật liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông. Theo đó, ông Hagel bị cáo buộc đưa ra những nhận xét vô căn cứ liên quan đến quần đảo tranh chấp chống lại Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Cui Tiankai.
Trước đó, nhấn mạnh với Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori Onodera, ông Hagel tuyên bố: “Mỹ phản đối bất cứ hành động cưỡng ép và đơn phương nào nhằm mục đích làm suy yếu quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku”.
Đồng thời, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ nhấn mạnh, tuyên bố trên cũng chính là thông điệp mà Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Tướng Martin Dempsey gửi tới các đối tác Trung Quốc tại Bắc Kinh tuần trước.
Đại sứ Cui Tiankai cho biết: “Trung Quốc đă trao đổi quan điểm về một loạt các vấn đề với tướng Dempsey, đồng thời thể hiện lập trường cũng như quan điểm của ḿnh. Tôi tin rằng, các đối tác Mỹ đă nhận được văn bản tóm tắt các cuộc thảo luận”.
Ông Cui Tiankai cũng tuyên bố, chính Nhật chứ không phải Trung Quốc cố t́nh “khuấy động ” căng thẳng leo thang và nhấn mạnh, Mỹ cần nhận thức rơ các hành động khiêu khích của Nhật, bao gồm chuyến thăm gây tranh căi tới đền Yasukuni gần đây.
Ông Cui cũng bày tỏ hy vọng, Mỹ sẽ không can dự vào tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và nên hướng tới “các lợi ích lâu dài” hơn là tính toán “lợi lộc trước mắt”, khi đứng về phía Nhật Bản. Cuối cùng, Cui lặp lại tuyên bố, quần đảo Điếu Ngư không người ở trên Biển Hoa Đông là một phần không thể tách rời của lănh thổ Trung Quốc.
Theo GlobalPost, Bắc Kinh có thể ám chỉ, Mỹ cần suy xét về thực tế, quyền lực Trung Quốc đang gia tăng. Và do đó, sự hợp tác của họ là quan trọng và sẽ tạo ra các lợi ích dài hạn dù Trung-Mỹ c̣n bất đồng và mâu thuẫn trong nhiều vấn đề.
Trong khi đó, bề ngoài, Chính quyền Obama tuyên bố đứng ngoài các tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư v́ nhận thấy các rủi ro chính trị từ đây. Tuy nhiên, trong một bức tranh rộng lớn, “Washington quan ngại sâu sắc về sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng của họ đối với các lợi ích của Mỹ ở châu Á bao gồm: Các tuyến giao thông hàng hải huyết mạch và chiến lược; Sự cạnh tranh về các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sự ổn định của khu vực.
theo kienthuc