Cuối cùng th́ cụ Biden cũng bị bắt buộc phải lấy quyết định sau khi lưỡng lự, cân nhắc gần nửa năm trời. Cụ lo cân nhắc lợi hại từng người, thêm bao nhiêu phiếu, mất bao nhiêu. Đó là cách lấy quyết định của chính trị gia Mỹ.
Kết quả xổ số: bà Kamala Harris. Vừa là phụ nữ, vừa lai da mầu. Đúng tiêu chuẩn hợp thời trang. Ai cũng biết cụ Biden không có lựa chọn nào khác một bà đen, chỉ là không biết chắc bà nào thôi.
Bà Harris ngay từ khi mới ra tranh cử tổng thống đầu năm 2019 đă là thần tượng số một của TTDC, trong những ngày tới, ta sẽ nghe TTDC tung hô bà lên 29 tầng mây. Báo Washington Post lạ lùng thay, đă phán ngay đây là cuộc tranh cử giữa TT Trump và bà Kamala Harris, coi cụ Biden như pha. TTDC đă công khai trở thành cơ quan ngôn luận của phe cấp tiến trong đảng DC. TT Trump sẽ phải tranh cử chống đảng DC và chống luôn cả khối TTDC luôn.
Trong hai bà vào chung kết, bà Susan Rice kinh nghiệm nhiều hơn nhưng bị coi như tay chân quá thân cận của TT Obama nên rớt đài v́ cụ Biden sợ chọn bà Rice sẽ mang tiếng tổng thống Biden chỉ là con múa rối của hoàng đế sau rèm Obama. Bà Harris chỉ có kinh nghiệm tư pháp, tuyệt đối không biết ǵ về kinh tế, giáo dục, năng lượng, an ninh quốc gia, quốc pḥng, hay ngoại giao.
Dù sao th́ bà Harris cũng đă có hai đặc tính quan trọng nhất để làm tổng thống: phụ nữ và da đen, chứ ba cái chuyện kinh nghiệm, khả năng, thiên tả thiên hữu,… là đồ bỏ, đâu ai cần biết. Không tin đi hỏi cụ Giao Chỉ xem cụ bầu bán theo tiêu chuẩn nào.
Những sai lầm, thói hư tất xấu của bà đang bị giấu nhẹm. Wikipedia đă có tới hơn 400 chỉnh sửa, xóa bỏ rất nhiều chuyện không hay trong khi thêm mắm thêm muối vào những chuyện tốt. Wikipedia là một thứ ‘tự điển’ mở rộng cho tất cả thế giới, trên nguyên tắc ai muốn vào viết, sửa, thêm bớt ǵ cũng được; chỉ có một nhóm ‘chuyên gia’ có trách nhiệm kiểm duyệt những chỉnh sửa đó, hợp nhăn họ th́ được chấp nhận. Mà nhóm chuyên gia đó, khỏi nói th́ ai cũng biết, là một nhóm trẻ cấp tiến nặng, nên Wikipedia càng ngày càng rẽ qua phiá tả.
Bà Harris được đánh giá có khả năng chính trị xuất sắc gấp bội cụ Biden. Nhiều người lo ngại cụ sẽ bị lu mờ bởi bà phó nhiều tham vọng. Đáng lo hơn nữa là việc bà Harris được tổ chức GocTrack đánh giá là thượng nghị sĩ thiên tả nhất thượng viện, hơn cả cụ xă nghĩa Bernie Sanders, cho dù New York Times và Washington Post mô tả bà như có quan điểm ôn ḥa -moderate!
https://www.breitbart.com
Khi tranh cử, bà Harris đă đưa ra cả tấn chương tŕnh, khác khá xa các chương tŕnh của cụ Biden. Chưa biết nếu hai vị này đắc cử, họ sẽ tính sao, áp dụng chính sách nào? Đánh tù t́ để lấy quyết định? Hay là sẽ lấy các chương tŕnh của bà Harris v́ cụ Biden ‘quên’ mất ông đă đề nghị cái ǵ rồi?
Chuyện này, tương lai sẽ trả lời nếu cụ Biden thắng. Chỉ biết là ngay bây giờ, bà Harris đă đóng trọn vai tṛ của bà. Theo truyền thống chính trị Mỹ, trong mùa tranh cử, ứng cử viên phó luôn luôn là cái mà Mỹ gọi là ‘attack dog’, có trách nhiệm tấn công phe đối lập. Ngay trong bài diễn văn ra mắt, bà Harris đă lớn tiếng sỉ vả TT Trump ngay, và TTDC phủ phục xuống tung hô đây là bài diễn văn hay nhất lịch sử từ ngày con người biết mở miệng ra nói tiếng người.
Tin giờ chót: tạp chí Newsweek lạ lùng thay, đăng một bài viết đặt vấn đề không chắc bà Kamala Harris đủ điều kiện 'công dân' để làm phó tổng thống hay không. Tuy bà sanh tại Mỹ, nhưng cả bố và mẹ khi đó chỉ là tạm trú v́ chồng đi làm theo hợp đồng và vợ đi học. Được hỏi về chuyện này, TT Trump trả lời "Tôi không biết ǵ về chuyện này". TTDC mau mắn xúm lại bôi bác ngay, tố TT Trump không phủ nhận mà 'có vẻ' -seems- phụ họa thuyết này. Thuyết này nghe có vẻ vớ vẩn, nhưng câu hỏi là tại sao một tạp chí lớn như Newsweek lại nêu lên? Có khi nào Newsweek phịa chuyện để có dịp công kích TT Trump không?
Vu linh