* Đây, viện dẫn câu chuyện của dân tộc Do Thái (Israel) - để từ đó mở ra vấn đề lư thú như tự do tư tưởng, mối liên hệ giữa tôn giáo và khoa học.v.v...
1) Ta thường nghe nói, "dân Israel là dân riêng của Chúa", là "dân tộc được Thiên Chúa chọn". Vậy, "Israel" nghĩa là ǵ? Ắt hẳn nhiều người trong quí bạn sẽ hết sức ngỡ ngàng cho coi.
Danh xưng יִשְׂרָאֵל (Yisra'el), về mặt từ nguyên học, là từ chữ שָׂרָה (sarah) mang nghĩa "tranh luận/chiến đấu" kết hợp với chữ אֵל ('el) nghĩa là "Thiên Chúa/Đấng Tạo hóa".
Thành thử "ISRAEL" nghĩa là "TRANH LUẬN, CHIẾN ĐẤU VỚI CHÚA"!
Theo kinh Cựu Ước của Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin Lành), phần lớn lấy từ kinh Torah của Do Thái giáo, th́ Tổ phụ Jacob trong một giấc mơ thấy ông phải dùng hết sức b́nh sinh mà chiến đấu, vật lộn với thiên thần của Chúa. Tỉnh giấc, sau đó Jacob quyết định đổi tên ông thành "Israel".
Dân tộc hậu duệ của vị Tổ phụ tranh đấu với Chúa, "Israel", lại chính là dân tộc được Chúa chọn!
2) Vào năm 70 thành Jerusalem bị tàn phá, và toàn bộ người dân Israel bị Đế quốc Roma trục xuất khỏi quê cha đất tổ. Họ lưu lạc tứ tán bốn phương, lưu vong trong suốt GẦN HAI NGÀN NĂM! Măi đến năm 1948, họ mới giành được lănh thổ quê nhà để hồi hương.
Trên thế giới, không có một dân tộc nào phải lưu vong gần hai thiên niên kỷ ngoại trừ duy nhứt dân Do Thái (Israel).
Làm cách nào mà người Do Thái duy tŕ sức sống dẻo dai đáng kinh ngạc, bền bĩ gắn chặt với cội nguồn, trong khi tản mác khắp nơi trên thế giới?
3) Ở các cộng đoàn người Do Thái, dẫu nơi chân trời góc biển nào, họ đều lưu truyền và cử hành các nghi thức theo kinh Torah. Đây, nói tắt, kinh TORAH là một bộ sách độc đáo mà lịch sử con người được gắn làm một với cảm thức tôn giáo (Do Thái giáo) như máu với thịt, không thể tách rời.
Ngoài bộ kinh Torah c̣n có bộ sách TALMUD được lưu truyền / bổ sung qua các thế hệ, từ thế kỷ này sang thế kỷ sau, nối tiếp nhau. Talmud tập hợp rất nhiều bài luận về đủ chủ đề: pháp luật, đạo đức, triết học, phong tục, lịch sử, thần học, truyền thuyết và nhiều chủ đề khác...
Không có dân tộc nào lại có một bộ sách ĐẶC BIỆT như TALMUD - được ví như "túi khôn trí tuệ" của người Do Thái. Sao gọi "đặc biệt"? Trong bộ sách Talmud, người Do Thái quư trọng TỰ DO TƯ TƯỞNG đến khó ngờ: bất luận các ư kiến phản biện nhau, trái chiều nhau, đối kháng nhau đều được lưu giữ (chớ không phải đời sau xóa bỏ hoặc tùy tiện sửa lại những ǵ của đời trước mà không cùng quan điểm).
Người Do Thái họ quen sống trong tinh thần tranh luận. Có thể nói rằng, tranh luận đă trở thành bản năng / bản tính của dân tộc Do Thái. Nghĩ cũng phải, ngay tên gọi của dân tộc họ - cái tên "ISRAEL" - đă minh thị sự tôn vinh tinh thần tranh luận rồi c̣n ǵ!
* THAY LỜI KẾT
Sáng kiến / khám phá / phát minh chỉ có thể triển nở phong phú dựa trên nền tảng TỰ DO TƯ TƯỞNG. Mà người Do Thái là một dân tộc trọng tự do, tạo nên tiềm lực dân tộc dẻo dai và thông minh. Điều này giải thích v́ sao người Do Thái nổi bật / vượt trội - chẳng hạn - trong giải thưởng Nobel!
Giải thưởng Nobel (Vật lư, Hóa học, Y học, Kinh tế, Văn học, Ḥa b́nh) tính đến nay được trao cho hơn 900 cá nhân trên toàn cầu - trong đó, ít nhứt 20% thuộc về người Do Thái (khoảng 180 nhà bác học Do Thái)! Thật đáng kính phục, nếu nhớ rằng người Do Thái sống rải rác khắp nơi nhưng cũng khá ít ỏi, chiếm chưa đến 0,2% dân số thế giới mà thôi.
C̣n nếu xét về quốc tịch, Quốc gia Israel có 12 nhà bác học được trao giải Nobel, nhiều hơn China, Ấn Độ dù hai nước này dân số cả tỉ người. Xét theo tỉ lệ "số nhà bác học / dân số trong nước", Israel vượt qua cả Hoa Kỳ, Pháp, Đức.
-----------------------------------------------------------------------------
Kỳ 2 về mối tương quan giữa Tôn giáo và Khoa học.
H́nh ảnh: Bức tranh vẽ Jacob chiến đấu, vật lộn với Thiên thần của Chúa;
Vài cá nhân đoạt giải Nobel là người gốc Do Thái: Albert Einstein (Nobel Vật lư 1921), Boris Pasternak (Nobel Văn học 1958), Robert Aumann (Nobel Kinh tế 2005).