Bắc Kinh đưa ra tuyên bố mang tính thận trọng, sau khi Tổng thống Putin ám chỉ về việc Nga – Trung có thể thiết lập liên minh quân sự.
Hôm 23/10, trong cuộc họp của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, một diễn đàn về các mối quan hệ quốc tế của Nga, trước câu hỏi về khả năng Nga – Trung thiết lập liên minh quân sự, Tổng thống Vladimir Putin cho hay, "Chúng tôi hiện chưa cần tới nó, nhưng về mặt lư thuyết, việc h́nh dung về mối quan hệ liên minh như vậy là hoàn toàn có thể".
Cũng theo ông Putin, quân đội Nga – Trung đă và đang hợp tác chặt chẽ với nhau và “thời gian sẽ cho thấy mối quan hệ này phát triển như thế nào. Chúng tôi không loại trừ khả năng thành lập liên minh”.
Cũng trong ngày 23/10, trong bài phát biểu kỷ niệm 70 năm quân đội Trung Quốc tới tham chiến trên bán đảo Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă có tuyên bố ám chỉ nhằm chỉ trích Mỹ. Theo ông Tập, quân đội Trung Quốc quyết định đánh bại mọi đối thủ và cảnh báo những thế lực có ư định chia cắt đất nước.
Song theo một nhà quan sát Trung Quốc, ư tưởng thành lập liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc khả năng cao là không thể trở thành hiện thực.
Bởi sau lời nhận định của ông Putin, một quan chức Bắc Kinh đă đưa ra tuyên bố mang tính không hứa hẹn trước. Theo đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh tuyên bố của ông Putin “chứng minh mức độ cao và đặc biệt trong các mối quan hệ song phương giữa hai nước”.
“Không có giới hạn đối với quan hệ hữu nghị truyền thống Nga – Trung và không có bất cứ lĩnh vực nào bị giới hạn trong hoạt động mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước”, ông Triệu nói.
C̣n theo giới phân tích, việc chính thức thành lập liên minh quân sự là điều không thể, nhưng nhận định của ông Putin là dấu hiệu rơ ràng về sự đoàn kết của Nga – Trung, vào thời điểm trong các cuộc vận động tranh cử bầu cử Tổng thống Mỹ, hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden vẫn đang cố chứng minh ḿnh là người giỏi nhất có thể đối phó với mọi mối thách thức đến từ Trung Quốc.
“Cả Nga – Trung đều là mục tiêu bị chỉ trích trong các cuộc vận động tranh cử ngay trước ngày diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ. Tổng thống Putin đang cố gắng chứng minh mối quan hệ vững chắc với Trung Quốc”, ông Li Lifan, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xă hội Thượng Hải chia sẻ.
Theo ông Li, việc chứng minh sự đoàn kết c̣n gửi thông điệp tới Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) vốn được dùng để giới hạn kho vũ khí hạt nhân của Nga – Mỹ. Thời gian qua, Washington cũng đă có những động thái cố lôi kéo Bắc Kinh tham gia cùng.
C̣n trong tuần trước, giới chức Nga – Mỹ đều có những tuyên bố ám chỉ về khả năng hai nước đang dần tiến tới kư kết một thỏa thuận kéo dài hiệp ước New START thêm một thời gian ngắn trước khi hiệp ước này hết hạn vào tháng 2/2021.
Hôm 23/10, Tổng thống Putin cho hay Nga không phản đối việc Trung Quốc tham gia New START. Cũng theo nhà lănh đạo Nga, Trung Quốc không nên là cường quốc hạt nhân duy nhất phải chịu sức ép tham gia New START, nếu như Anh và Pháp không tham gia kư kết hiệp ước này.
Về phần ḿnh, ông Li cho rằng cơ hội để Nga – Trung thiết lập quan hệ đồng minh quân sự c̣n là điều xa vời bởi điều này đồng nghĩa với việc hai nước sẽ bảo vệ lẫn nhau nếu một trong hai bên bị tấn công. “Điều này là không cần thiết, tốt hơn là hiểu ngầm với nhau”, ông Li nhận định.
Cũng theo ông Li, Trung Quốc vẫn là thành viên của Phong trào Không Liên kết, tổ chức có 120 quốc gia thành viên là các nước đang phát triển trên thế giới, cam kết không liên minh với bất cứ khối cường quốc nào.
Đây cũng là trọng tâm trong chính sách đối ngoại độc lập được Trung Quốc thi hành suốt hàng thập niên qua.
Ông Li cho rằng, các mối quan hệ và hợp tác thân thiết hơn với Nga là mối quan tâm đặc biệt của Trung Quốc liên quan tới khả năng thống trị toàn cầu mà hai nước có cùng chung quan điểm.
Hồi tháng Bảy, cả Bộ Ngoại giao của Nga và Trung Quốc đều đưa ra tuyên bố về việc liên kết chống lại “những thông tin sai sự thật từ một số quốc gia”.
Tới tháng Chín, trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Nga – Trung luôn hỗ trợ lẫn nhau để đối phó với “các lực lượng cực đoan ở Mỹ”.
Nhưng cũng có những báo cáo cho hay, trong các cuộc gặp với các quan chức Mỹ, giới chức Nga và ngay cả Tổng thống Putin đều đặt câu hỏi nghi ngờ về Trung Quốc.
Cụ thể, trong cuốn sách mới được xuất bản của nhà báo nổi tiếng Bob Woodward mang tên “Rage”, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Trump hồi tháng Tư, ông Putin được cho đă gọi Trung Quốc là “quốc gia khó kiểm soát nhất trên hành tinh”.
VietBF @ Sưu tầm