(GDVN) - Sự cạnh tranh của Trung Quốc đă buộc các nhà sản xuất Châu Âu phải hạ giá thành pin mặt trời, khiến một số công ty rơi vào t́nh cảnh phá sản.
Hôm 31/8, trả lời các phóng viên trong chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi đánh giá thẳng thắn cuộc tranh chấp thương mại về pin năng lượng mặt trời giữa EU với Trung Quốc nhằm “giải quyết vấn đề thông qua đối thoại thay v́ áp dụng các tiến tŕnh chống bán phá giá. Chúng ta vẫn c̣n thời gian, thế nên giải pháp tốt nhất là tiến hành tham vấn.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel
Thế nhưng, đến hôm sau bà Merkel lại thể hiện quan điểm khác hẳn: “Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi khó khăn… Quan điểm của tôi là tất cả các bên phải minh bạch, rằng họ phải trung thực về cách thức sản xuất của ḿnh.”
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đức đang tăng cao đối với t́nh h́nh xuất khẩu pin mặt trời tới châu Âu. Nhà sản xuất pin mặt trời SolarWorld của Đức cùng khoảng 24 công ty Châu Âu khác đang gây sức ép áp thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc. Họ đă nộp khiếu nại lên Ủy ban Châu Âu để cơ quan này quyết định có mở cuộc điều tra các cáo buộc rằng Trung Quốc đang cố t́nh bán pin mặt trời dưới giá thị trường.
Công nhân Trung Quốc sản xuất pin mặt trời
Pin mặt trời đă trở thành nguồn năng lượng thay thế ngày cảng phổ biến trên thế giới với vị thế đứng đầu thị trường thuộc về Đức. Sau thảm họa Fukushima, Đức đă đưa ra sáng kiến đến năm 2022 sẽ chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân. Hồi tháng 5 vừa qua, nước này đă sản xuất ra 22 gigawatt năng lượng mặt trời, tương đương với 20 nhà máy điện hạt nhân, chiếm hơn một nửa hạn ngạch năng lượng của nước này.
Châu Âu hiện đang là thị trường pin mặt trời lớn nhất thế giới, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu pin mặt trời của Trung Quốc với giá trị 35,8 tỉ USD theo số liệu do các công ty sản xuất pin mặt trời lớn ở Trung Quốc cung cấp.
Sự cạnh tranh của Trung Quốc đă buộc các nhà sản xuất Châu Âu phải hạ giá thành pin mặt trời, khiến một số công ty rơi vào t́nh cảnh phá sản.
Mỹ đă áp dụng các biện pháp tương tự khi tăng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng pin mặt trời của Trung Quốc từ 31% lên 51%. Mức thuế này được áp dụng sau phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ rằng Trung Quốc đă cố t́nh bán pin mặt trời dưới giá thị trường sau khi hai nhà sản xuất pin mặt trời lớn của Mỹ là Solyndra và Abound Solar bị phá sản do sự cạnh tranh từ các đối thủ Trung Quốc.
Pin mặt trời ở Trung Quốc
Các nhà sản xuất Trung Quốc đă bị giáng một đ̣n nặng nề từ hàng rào thuế quan của Mỹ, hậu quả là nhiều nhân công bị sa thải và hàng tồn kho tăng vọt, đẩy giá mặt hàng này ở nội địa xuống thấp hơn nữa. Các công ty Trung Quốc đă kêu gọi chính phủ đáp trả nếu Ủy ban Châu Âu hành động dựa trên các cáo buộc này.
Tổng giám đốc hăng pin mặt trời Trung Quốc Anh Lợi Solar phát biểu rằng: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc áp dụng mọi biện pháp cần thiết và cương quyết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời Trung Quốc.”
Vị Tổng giám đốc này cho rằng nếu EU tiếp bước Mỹ tiến hành điều tra chống bán phá giá với các sản phẩm pin mặt trời của Trung Quốc, ngành công nghiệp này của Trung Quốc sẽ bị giáng một đ̣n chí mạng và cuộc điều tra này sẽ châm ng̣i cho một cuộc chiến thương mại giữa EU và Trung Quốc, gây thiệt hại to lớn cho cả hai bên.
Bảo Thành (Nguồn: RT)