Trên thế giới chưa có nước nào vượt tầm của tàu sân bay Mỹ. Tàu sân bay Mỹ là nhất, Nga không bao giờ dám mơ tưởng sở hữu một tàu sân bay cỡ "nhàng nhàng" của Mỹ. Trung Quốc cũng vậy. Theo hăng tin CNN, ngày 22/7 tới tàu sân bay mới của Mỹ mang tên USS Gerald Ford dự kiến sẽ được hạ thủy, sẽ là mẫu hạm hiện đại nhất trên thế giới khi được trang bị nhiều công nghệ mới.
Trong khoang lái của con tàu được coi là hiện đại nhất trên thế giới, Hạ sĩ quan Jose Triana đă tự hào chỉ vào màn h́nh cảm ứng điều khiển tàu và nói rằng: “Con tàu này hoàn toàn có thể tự lái”. Hệ thống điều khiển này đă thay thế vô lăng lái tàu thường thấy ở các mẫu tàu cũ hơn.
Boong tàu sân bay USS Gerald Ford của Hải quân Mỹ, dự kiến sẽ được hạ thủy vào ngày 22/7 tới.
Hệ thống điều khiển tàu bằng màn h́nh cảm ứng này chỉ là một trong số nhiều công nghệ mới có trên tàu sân bay USS Gerald Ford, tàu lớp Ford đầu tiên của Mỹ, có trị giá 13 tỉ USD, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào ngày 22/7 sau 8 năm chế tạo và thử nghiệm.
Là tàu sân bay đầu tiên do Mỹ thiết kế sau 40 năm, tàu Gerald Ford có những công nghệ hiện đại giúp hỗ trợ máy bay quân sự có thể cất cánh và hạ cánh nhanh chóng hơn, đồng thời có khả năng sống sót cao hơn trước tên lửa đối phương mặc dù có thủy thủ đoàn nhỏ hơn so với các tàu trước đây.
Đại tá Brent Gaut, một sĩ quan cấp cao của tàu cho biết: “Một trong những khác biệt của tàu này với các tàu trước đây đó là số lượng thủy thủ. Chúng tôi đă nỗ lực hết sức để tự động hóa nhiều hoạt động của tàu”. Ông cũng nói thêm rằng tàu Ford có 2.600 thủy thủ, ít hơn 600 người so với các tàu sân bay lớp Nimitz.
Hệ thống hỗ trợ cất cánh và hạ cánh từ tính, thiết bị neo máy bay cũng đă được lắp đặt trên tàu Gerald Ford. Thiết kế của tàu cũng có nhiều thay đổi: boong tàu sân bay lớn hơn so với các mẫu tàu trước đây, tháp điều khiển và chỉ huy cũng được đặt ở vị trí thuận lợi hơn để thuận tiện cho việc quan sát. Các hệ thống này được cho là có thể giúp tàu Ford có thể triển khai nhiều hơn gấp 1,3 lần so với các tàu sân bay trước đây.
“Tàu càng có thể thả được nhiều bom xuống mục tiêu đă định th́ càng lợi hại”, Đại tá Rick McCormack cho biết. Ông Gaut nói thêm: “Chúng tôi luôn luôn cố gắng đi trước đối thủ của ḿnh một bước và tôi tin rằng với con tàu này chúng tôi đă làm được điều đó”.
Hải quân Mỹ hiện có trong tay 10 tàu sân bay kể từ khi tàu USS Enterprise bị ngừng hoạt động vào năm 2012, ít hơn 1 tàu so với mức 11 mẫu hạm mà Quốc hội Mỹ đă yêu cầu lực lượng này phải có.
Tàu có chiều dài 335m và được trang bị những công nghệ quân sự hiện đại.
Tàu sân bay tiếp theo của lớp Ford, tàu USS John F. Kennedy (số hiệu CVN 79) dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2020. Hiện 50% của con tàu đă được hoàn thiện. Tàu lớp Ford thứ ba là USS Enterprise (CVN 80) sẽ được bắt đầu chế tạo vào năm 2018.
Ba tàu lớp Ford này có chi phí tổng cộng lên đến 42 tỉ USD. Các thiết bị trên tàu Gerald Ford đều được coi là tối tân hàng đầu, tuy nhiên việc thử nghiệm các hệ thống này đă gây ra không ít những vấn đề.
Cụ thể, các cuộc thử nghiệm hệ thống hỗ trợ cất cánh của tàu vào năm 2015 đều thất bại, và bản thân việc phát triển tàu cũng đă nhiều lần bị chậm trễ và vượt mức ngân sách đă đề ra.
Sau đó, một báo cáo năm 2016 của giám đốc văn pḥng đánh giá hậu cần của Bộ Quốc pḥng Micheal Gilmore cho biết, tàu Ford vẫn tiếp tục gặp vấn đề trong việc hỗ trợ máy bay cất cánh và hạ cánh, vận chuyển các loại tên lửa, điều hành không lưu và tự vệ. Vào thời điểm này, việc phát triển tàu đă bị chậm hai năm so với kế hoạch ban đầu.
Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện Mỹ đă gọi t́nh trạng chậm trễ của tàu Ford là “không thể chấp nhận” và “hoàn toàn có thể tránh được”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn cam kết sẽ nâng số tàu sân bay của Hải quân Mỹ từ 11 lên thành 12 tàu trong một bài phát biểu trước đây. Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time, Tổng thống Mỹ đă chỉ trích hệ thống hỗ trợ cất cánh và hạ cánh của tàu Ford.
Dù vậy, vài ngày trước khi tàu được đưa vào hoạt động, các sĩ quan trên tàu cho biết họ tự tin vào khả năng của công nghệ mới trên tàu Ford.
Mặc cho những thách thức trong việc phát triển và thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của Mỹ sau nhiều năm, các sĩ quan chỉ huy đă khen ngợi khả năng của các thủy thủ trên tàu trong việc vận hành các thiết bị hiện đại trên tàu.
Ảnh chụp từ tháp chỉ huy của tàu Gerald Ford.
“Các thủy thủ đều là những người rất giỏi trong việc sử dụng các thiết bị trên tàu. Họ là những người trực tiếp vận hành và đánh giá tính năng của chúng”, Thượng sĩ Laura Nunley, thủy thủ có cấp bậc cao nhất trên tàu Ford cho biết. “Điều này khiến các thủy thủ làm chủ con tàu tốt hơn và tôi tự hào về họ”.
Trong số thành viên thủy thủ đoàn có những người đă từng làm việc với tàu kể từ khi tàu được bắt đầu chế tạo. Họ cũng đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc giúp các cấp trên hiểu rơ những khác biệt giữa tàu Ford và các tàu sân bay khác. Ông Gaut cho biết kể từ khi nhận nhiệm vụ trên tàu Ford, ông luôn phải phụ thuộc vào những hiểu biết của thủy thủ đoàn về các thiết bị của tàu.
Mặc dù việc tàu Ford hạ thủy là một cột mốc lớn, song thủy thủ đoàn và các sĩ quan chỉ huy nhấn mạnh rằng họ c̣n nhiều việc phải làm để tàu có thể sẵn sàng triển khai làm nhiệm vụ. Hệ thống hỗ trợ cất cánh và hạ cánh của tàu vẫn chưa thể khẳng định tính năng của nó.
Sau khi hạ thủy vào ngày 22/7, tàu Ford sẽ c̣n trải qua thêm nhiều tháng thử nghiệm nữa để khắc phục những vấn đề kỹ thuật c̣n tồn đọng, đồng thời đưa 75 máy bay quân sự lên tàu và bắt đầu huấn luyện với chúng để có thể được điều động vào năm 2020.