Theo đuổi một ngành nghề … đặc biệt. Christine là một ‘sommelier’. Rất khó dịch cho thoát ư và đẳng cấp danh xưng 'sommelier', nhưng có thể hiểu đó là một chuyên gia cao cấp về rượu và ẩm thực trước khi trở thành một sommelier, Christine từng là một chuyên gia trong lănh vực công nghệ cao (hitech) thành công với đam mê của ḿnh trên đất Hoa Kỳ.
Từ trái sang phải: Christine Trần, tôi, và James (em trai của Christine) trong một nhà hàng gần Palo Alto. Những chai rượu họ tŕnh bày là rất đặc biệt v́ hiếm và ... ngon.
Một ‘sommelier’ người Việt trên đất Mĩ
Hôm đi công tác bên ĐH Stanford (California), tôi có cơ duyên gặp một người đồng hương rất đặc biệt: Christine Trần.
Đặc biệt ở đây hiểu theo nghĩa cô ấy theo đuổi một ngành nghề … đặc biệt. Christine là một ‘sommelier’. Rất khó dịch cho thoát ư và đẳng cấp danh xưng 'sommelier', nhưng có thể hiểu đó là một chuyên gia cao cấp về rượu và ẩm thực. Theo một tờ báo Mĩ, trong số 150 chuyên gia rượu có danh xưng sommelier, chỉ có 14 người là nữ. Christine là nữ sommelier danh tiếng ở vùng Vịnh (San Jose).
Sommelier thường làm việc trong các nhà hàng cao cấp (kiểu như Michelin), và công việc của họ là thiết kế các loại rượu sao cho hài hoà với mỗi món ăn. Ví dụ như khi thưởng thức món ăn khai vị kiểu Nhật, sommelier sẽ t́m một loại rượu (như champaign chẳng hạn) để ‘đi’ với thức ăn đó. Họ thiết kế, chứ không đơn giản chọn rượu cho khách hàng. Do đó, tới những nhà hàng này, không chỉ là một cơ hội thưởng thức món ăn mà c̣n là một dịp để học về rượu và văn hoá rượu.
Trước khi trở thành một sommelier, Christine từng là một chuyên gia trong lănh vực công nghệ cao (hitech). Cô ấy cho biết là trong thời gian làm việc hitech và tiếp xúc với những người trong giới thượng lưu, cô ấy thấy thích thú với rượu vang. Rồi qua t́m hiểu, cô quyết định đi học 3 năm về rượu và chuyển sang nghề rượu.
Christine mở một tiệm phân phối rượu có tên là 'Artisan Wine', rất nổi tiếng trong vùng San Jose. Artisan Wine không phải là một tiệm bán rượu b́nh thường, mà là một thư viện rượu. Những chai rượu ở đây được sưu tầm từ hơn 65 quốc gia trên thế giới, kể cả Úc. Đủ loại rượu: từ rượu vang, cognac, đến sake. Mỗi năm, Christine tham dự các show thử rượu, và chọn những loại rượu được đánh giá là ‘top 10’, bất kể giá bao nhiêu. Do đó, ghé thăm Artisan Wine là ghé qua một rừng rượu tinh tuư nhứt trên thế giới.
Khách hàng tới Artisan Wine không phải chỉ mua rượu, mà họ c̣n được học về rượu. Christine và em trai cô là James Trần sẽ giải thích nguồn gốc và đặc điểm của từng chai rượu cho khách. Đến Artisan Wine quả thật là một trải nghiệm về thế giới rượu.
Rượu cô ấy bán là loại dành cho khách sành điệu về ẩm thực và rượu, chứ không phải loại hay thấy trong các tiệm rượu b́nh thường. Khách hàng của Artisan Wine toàn là những ‘tao nhân mặc khách’, những CEO của các tập đoàn như facebook, Google, Nvidia, Cisco, Microsoft, Twitter, v.v. Trong danh sách khách hàng, Christine cho biết có hơn 60,000 người từ khắp nơi trên thế giới.
Tôi gặp Christine và James trong một lần đến ăn uống trong một nhà hàng có tiếng gần Đại học Stanford (Palo Alto). Nói chuyện một lúc th́ tôi mới biết cô ấy là người gốc Rạch Giá. Ba cô ấy từng là một quan chức trong chánh quyền VNCH, c̣n mẹ cô từng là một tiếp viên hàng không Air Vietnam (thời trước 1975). Sau 1975, gia đ́nh vượt biên khỏi Việt Nam và định cư ở California. Lúc tới Mĩ, Christine mới 3 tuổi thôi, nên cô không rành tiếng Việt. Từ ngày định cư ở Mĩ đến nay, Christine và gia đ́nh chưa về thăm Việt Nam.
Chỉ c̣n 2 năm nữa là tṛn nửa thế kỉ người Việt đến định cư ở Mĩ. Đó là một quăng đường không quá dài, nhưng người Việt đă ghi nhiều dấu ấn trên quê hương mới. Có thể nói trong bất cứ lănh vực hoạt động nào, người Việt cũng có sự hiện diện và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Từ khoa học, giáo dục, thương mại, thậm chí quân sự đều có sự đóng góp quan trọng của người Việt. Christine Trần là một người như thế.