5/14
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 14 Tháng Năm, tại cuộc họp ở trụ sở Trung Ương Đảng, Bộ Chính Trị CSVN đă đề nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải – người bị Bộ Chính Trị cách chức bí thư Thành Ủy ở Sài G̣n nhiệm kỳ 2010-2015.
Trong khi đó, hai ông Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, hai cựu chủ tịch thành phố này, bị Bộ Chính Trị đưa ra h́nh thức kỷ luật cảnh cáo ngay tại cuộc họp.
Ông Lê Thanh Hải, người bị Bộ Chính Trị CSVN cách chức bí thư Thành Ủy ở Sài G̣n nhiệm kỳ 2010-2015 vào ngày 20 Tháng Ba, 2020, tại một sự kiện ở Thủ Đức, hồi Tháng Mười, 2022. (H́nh: Quỳnh Trần/VNExpress)
Như vậy, có thể sau khi bị kỷ luật, ông Hải có thể bị khai trừ đảng rồi truy tố, lănh án tù. Đây là “quy tŕnh” xử lư cán bộ, cựu cán bộ cao cấp của CSVN hiện nay.
Theo báo Tuổi Trẻ, cách đây chín ngày, ba ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đề nghị cấp có thẩm quyền “xem xét, thi hành kỷ luật.”
Thông cáo phát ra của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương tại họp kỳ thứ 41 vào chiều 8 Tháng Năm, cho biết ba cựu lănh đạo Sài G̣n vừa nêu bị đề nghị kỷ luật do “chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan tập đoàn Vạn Thịnh Phát và công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC).”
“Ban cán sự đảng Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố đă vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lănh đạo, chỉ đạo,” theo Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.
Hậu quả là “Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của đảng, pháp luật của nhà nước trong quản lư, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng ở các dự án do công ty cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do công ty AIC thực hiện. Nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lư kỷ luật hoặc xử lư h́nh sự,” Ủy Ban Kiểm Tra nêu.
Những vi phạm nêu trên “đă gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lăng phí rất lớn tiền, tài sản của nhà nước và nguồn lực xă hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố, đến mức phải xem xét, xử lư kỷ luật,” Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận.
Do vậy, “trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường Vụ Thành Ủy nhiệm kỳ 2010-2015; Ban Cán Sự Đảng Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các ông Lê Thanh Hải, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Thành Ủy, nguyên bí thư Ban Cán Sự Đảng, chủ tịch thành phố.”
Theo báo Thanh Niên, ông Lê Thanh Hải, 74 tuổi, quê Tiền Giang, từng là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, phó bí thư Thành Ủy ở Sài G̣n, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố từ 2001-2006. Từ Tháng Tư, 2006, ông Hải được bầu vào Bộ Chính Trị và từ Tháng Sáu, 2006, ông được phân công làm bí thư Thành Ủy ở Sài G̣n, nhiệm kỳ 2005-2010. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, ông Hải tiếp tục là ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Thành Ủy. Tại Đại Hội XII, ông Hải không tái cử Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, kết thúc nhiệm kỳ tại Bộ Chính Trị, thôi giữ chức bí thư Thành Ủy ở Sài G̣n.
Hồi Tháng Ba, 2020, ông Lê Thanh Hải bị Bộ Chính Trị quyết định cách chức bí thư Thành Ủy ở Sài G̣n nhiệm kỳ 2010-2015 do sai phạm liên quan tới dự án Khu Đô Thị Thủ Thiêm, quận 2, sau này là thành phố Thủ Đức, Sài G̣n.
Từ trái, các ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Thanh Hải và Vơ Văn Thưởng tại Đại Hội Đại Biểu Đảng Bộ ở Sài G̣n lần thứ 10 nhiệm kỳ 2015-2020. (H́nh: hcmcpv.org.vn)
Nhà báo Ngọc Vinh, cựu thư kư ṭa soạn báo Tuổi Trẻ, viết trên trang cá nhân: “Nói thiệt và nói thẳng, tôi chưa thấy có chế độ nào mà quan chức ‘rụng’ (bị kỷ luật, mất chức, vào tù và… chết) dân lại mừng như vậy. Tôi nghĩ Triều Tiên, Trung Quốc, Cuba, Nga… cũng có t́nh trạng này nhưng chắc chắn không đến nỗi như ở ta.”
“Quan chức càng to mà ‘rụng’ th́ dân càng mừng. Suốt ngày dân chỉ ngóng mong quan ‘rụng’ để cụng ly chia vui. ‘Ḷ cụ tổng’ càng cháy rực th́ dân càng vỗ tay. Nói xui xẻo, lỡ cụ tổng [Nguyễn Phú Trọng] có ‘rụng’ th́ họ cũng vỗ tay luôn. Quan chức ‘rụng’ đang là chủ đề bàn tán khoái trá của người dân. Đáng lẽ quốc tang là buồn th́ ngược lại, nó là niềm vui của người dân,” ông viết.
Ông Vinh dẫn chứng: “Một hiện thực rất lạ lùng. Thay v́ quan với dân phải như ‘cá với nước’ mới đúng logic thường thấy ở những quốc gia ḥa b́nh thịnh trị. Chỉ có thể giải thích hiện thực này bằng sự chán ghét mà thôi. Quan chức là tầng lớp đại diện cho thể chế, thay mặt thể chế trực tiếp thực hiện việc ‘cai trị,’ áp đặt luật lệ lên dân chúng. Thế mà họ bị chán ghét th́ ta hiểu tâm ư đồng bào như thế nào rồi đấy. Sự chán ghét cũng có logic của chính nó.”
“Mọi cuộc kách mệnh đều khởi nguồn từ sự chán ghét của dân chúng đối với kẻ cầm quyền,” cựu nhà báo Ngọc Vinh kết luận.
|
|