VBF - Hiện tại Philippines đă dần lộ rơ sẽ thân với Trung Cộng qua cách hành xử của TT Duterte. Cuộc đảo chính ở Thái Lan cũng làm Mỹ mất ḷng tin nơi này. C̣n Việt Cộng lại là nước đang có xích mích với Trung Cộng v́ Biển Đông, liệu Mỹ sẽ làm ǵ với Việt Cộng trong thời điểm này để chống lại sự ra tăng của Trung Cộng?
Tổng Thống Rodrigo Duterte (bên phải) đang dự duyệt binh với Chủ Tịch Trần Đại Quang nhân chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng Chín. Trong khi Phi Luật Tân đang bỏ Mỹ và hướng về Trung Cộng, Việt Nam siết chặt hơn mối quan hệ với Mỹ v́ lư do quốc pḥng. (Kham/ Getty Images)
HÀ NỘI – Việt Nam ủng hộ việc Hoa Kỳ “can thiệp” vào khu vực Á Châu-Thái B́nh Dương, nếu sự can thiệp đó giúp duy tŕ ḥa b́nh và ổn định, theo Bộ Quốc Pḥng CSVN cho biết. Sự tán thành của Việt Nam về sự tiếp tục hiện diện của Mỹ đă đến kịp thời, đúng lúc người ta chưa biết chắc “trục chiến lược” của Washington đang xoay chuyển như thế nào.
Đầu tuần này thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng CSVN đă gặp bà Cara Abercrombie, phụ tá thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á, và nói với bà rằng Việt Nam ủng hộ vai tṛ tích cực của Hoa Kỳ.
Tướng cộng sản này đưa ra lời lẽ ủng hộ, được truyền đạt bởi một bộ quốc pḥng ít khi bày tỏ ra mặt, khi Hoa Kỳ rất cần những lời phát biểu như vậy. Hoa Kỳ đang tái lập thế quân b́nh nhằm củng cố chỗ đứng ở Á Châu và đối trọng với việc Trung Quốc đang vươn lên. Thế quân b́nh này bây giờ bị căng thẳng trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ.
Trong một văn bản, Bộ Quốc Pḥng CSVN “khẳng định rằng Việt Nam sẽ ủng hộ việc Hoa Kỳ và những đối tác khác can thiệp vào khu vực Á Châu-Thái B́nh Dương, miễn là điều đó đem lại ḥa b́nh, ổn định và thịnh vượng.”
Trong cuộc đối thoại hôm thứ Hai vừa qua, bà Abercrombie nói rằng Hoa Kỳ sẽ không thay đổi chiến lược tái lập thế cân bằng của họ, theo văn bản cho biết thêm.
Ở Á Châu, người ta vẫn không biết chắc về những điều thay đổi sắp diễn ra tại Ṭa Bạch Ốc, và cứ thắc mắc về chuyện giới lănh đạo mới của Mỹ sẽ bớt dành ưu tiên hay không cho việc kiềm chế Trung Quốc, trong lúc nước đông dân nhất thế giới này càng ngày càng trở nên quyết đoán hơn về việc chiếm lănh thổ ở Biển Đông. Đây là một thủy lộ quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
Những liên minh pḥng thủ truyền thống của Hoa Thịnh Đốn trong khu vực Đông Nam Á hiện nay đang bị thử thách. Những mối quan hệ với Thái Lan trở nên lạnh nhạt từ khi một cuộc đảo chính xảy ra hồi năm 2014. Nhiều câu hỏi được đặt ra về mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Phi Luật Tân, dưới thời tân tổng thống Rodrigo Duterte, một người hay thay đổi bất ngờ và đă kịch liệt chỉ trích Hoa Kỳ.
Ngược lại, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đă ấm lên khá nhiều trong hai năm qua, có liên quan tới những nỗi lo ngại về Biển Đông, nơi mà Hà Nội đang tranh chấp với Bắc Kinh.
Lời khẳng định mới đây nhất về những mối quan hệ Mỹ-Việt được đưa ra, sau khi Hoa Kỳ trong tháng Năm băi bỏ hoàn toàn một lệnh cấm vận đối với vũ khí gây chết người được áp đặt trên Việt Nam, tạo điều kiện cho những mối quan hệ quốc pḥng chặt chẽ hơn, và một số cuộc tập trận chung giữa hai nước cựu thù.
Trước đó trong tháng này, hai chiến hạm Mỹ ghé thăm một hải cảng quốc tế mới được xây dựng tại Vịnh Cam Ranh chiến lược của Việt Nam. Đây là lần trở lại ngắn ngủi nhưng mang tính biểu tượng của các chiến hạm Hoa Kỳ.
Trong tuần qua, đại sứ Mỹ tại Việt Nam thừa nhận rằng sức năng động của Hoa Kỳ một thời được nh́n thấy trong khu vực này đă “giảm bớt một chút,” nhưng ở đó người vẫn c̣n mong muốn Hoa Kỳ can dự.
Đại sứ Ted Osius cũng nói rằng một sự thay đổi trong những mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam “không sắp diễn ra,” v́ tổng thống Phi Luật Tân Duterte hướng về phía Trung Quốc.