Hàng ngàn năm sau khi Gia Cát Lượng tiên tri th́ ai cũng phải ngỡ ngàng. Gia Cát Lượng đem hết tài trí của ḿnh phụng sự cho Lưu Bị và nhà Thục Hán. Sử sách đă chép lại rất nhiều giai thoại, thần tích về sự mưu trí, thần toán cũng như tấm ḷng trung trinh, tiết liệt của ông.
Bất kể là trong lịch sử hay những truyền thuyết dân gian, từ trước đến nay, Gia Cát Lượng luôn là một nhân vật danh tiếng lẫy lừng. Thời trẻ, sống ẩn cư ở nông thôn, dùng trồng trọt làm kế sinh nhai, Gia Cát Lượng c̣n lấy một người xấu xí, tóc vàng, da đen làm vợ.
Lưu Bị nghe thấy kỳ danh mà ba lần đến mời, Gia Cát Lượng làm “Long Trung đối” cho Lưu Bị, từ đó toàn lực pḥ tá nhà Thục Hán giành lấy thiên hạ. Gia Cát Lượng tài trí hơn người, trợ giúp Lưu Bị thành lập cục diện thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô. Ông dùng binh như thần, thường có diệu kế vô h́nh để hóa giải nguy nan. Vào cuối đời, Gia Cát Lượng đă sử dụng một kế cho hậu sự của ḿnh, hơn nữa c̣n “tuyệt diệu” hơn bao giờ hết.
Liệu sự như thần - Đó chính xác là những ǵ hậu thế dùng để ca ngợi Gia Cát Khổng Minh. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, h́nh tượng Gia Cát Lượng được mô tả chói ḷa như một thần nhân, có tài hô mưa gọi gió, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lư”. Thuyền cỏ mượn tên, cầu gió đông nam, “không thành kế”, lập đàn tế sao giải hạn, chiêm tinh đoán số mệnh… là những minh chứng cụ thể cho tài năng tuyệt luân của Gia Cát Lượng.
Nói về tài chiêm tinh, tiên tri của vị quân sự họ Gia Cát này, có rất nhiều giai thoại được người đời lưu truyền suốt hàng ngh́n năm qua. Có thể dẫn ra đây vài thí dụ.
Lưu Bá Ôn (1311 – 1375), là khai quốc công thần của nhà Minh, cũng là một mưu sĩ tài ba, lỗi lạc, văn vơ song toàn. Trong một lần xuất chinh tấn công kẻ thù, Lưu Bá Ôn bị lạc vào một hang núi.
Trong hang, Lưu Bá Ôn lần ra được một tấm bia đá khắc ḍng chữ: “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn”, phía dưới có ḍng chữ đề “Gia Cát Lượng thủ bút”. Nghĩa của ḍng chữ khắc trên bia có thể diễn ra rằng: Gia Cát Lượng chính là quân sự tài giỏi nhất vạn đời nhưng Lưu Bá Ôn mới là người có thể thống nhất giang sơn.
Sau tấm bia c̣n có bản đồ chi tiết chỉ dẫn đường ra khỏi hang. Lưu Bá Ôn cứ lần theo bản đồ ấy, cuối cùng cũng thoát khỏi được hang sâu, bảo toàn mạng sống để sau này phụng sự đắc lực cho Chu Nguyên Chương, kiến lập ra triều Minh.
Cuốn “Gia Cát Lượng dă sử” có chép một câu chuyện khác cho thấy tài thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng:
Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng nhắn gửi lời dặn ḍ đến con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hăy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.
Sau khi ông qua đời, cháu của Tư Mă Ư là Tư Mă Viêm nhất thống thiên hạ, phá thế tam phân Ngụy – Thục – Ngô, lên ngôi hoàng đế, kiến lập ra triều Tấn. Viêm nghe nói trong đám quan quân có người là hậu duệ của Gia Cát Khổng Minh nên muốn mang ra trừng trị, ḥng làm tuyệt tự ḍng họ Gia Cát.
Một hôm, đương buổi thiết triều, Viêm cất tiếng hỏi: “Trong các ngươi ai là hậu duệ Gia Cát Khổng Minh”. Một người bước ra sụp lạy. Viêm hỏi tiếp: “Trước khi chết, tổ phụ của nhà ngươi căn dặn những ǵ mau nói ra?”.
Người kia bèn kể lại chuyện Gia Cát Lượng dặn ḍ trước lúc lâm chung. Nghe lời đó, Tư Mă Viêm liền phái giáp sĩ tới nhà dỡ tường, lấy giấy ra xem. Bên trong có một phong thư đề mấy chữ “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là nếu đúng là vua th́ mới được mở ra).
Quân lính trở về tŕnh thư lên, Viêm bóc thư ra xem thử, thấy ghi mấy chữ “Lùi lại ba bước”. Viêm nghi hoặc làm theo. Vừa hay lúc đó xà nhà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi làm ghế bàn găy tan tành.
Mấy ḍng cuối thư viết tiếp: “Ta đă cứu mạng ngươi, ngươi hăy giữ lại mạng cho con cháu ta”. Viêm xem xong th́ cực kỳ cảm kích, khâm phục tài trí của Gia Cát Khổng Minh, nhân đó mà tha cho người hậu duệ của ông.
Những lời tiên tri của Gia Cát Lượng được tập hợp trong một bộ sách có tên “Mă tiền khóa” (quẻ gieo trước ngựa). Ở đó, ông đă đưa ra nhiều dự liệu cực kỳ chuẩn xác về những sự kiện trọng đại như: nhà Thục Hán diệt vong, nhà Tấn thống nhất thiên hạ, thời loạn ly sau thời Tấn, những việc đại sự thời nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… Thậm chí sự ra đời của Trung Hoa dân quốc vào năm 1912 cũng không nằm ngoài dự liệu của Gia Cát Khổng Minh.
Gia Cát Lượng là nhà quân sư tài ba hiếm thấy không ai sánh bằng trong lịch sử, quả thực là 500 năm mới xuất hiện một vị kỳ nhân như vậy, có thể xem thiên tượng, thông hiểu cổ kim, khoa học kỹ thuật hiện nay cũng không thể sánh bằng.