Lần đầu tiên kể từ khi thế đối đầu quân sự leo thang vào đầu tháng 5 vừa qua, Ấn Độ mới chính thức xác nhận sự củng cố lực lượng của Trung Quốc dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Căng thẳng biên giới Trung-Ấn đă có bước leo thang nghiêm trọng vào tối 15/6, khi các binh sĩ quân đội hai nước nổ ra xung đột, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng cùng ít nhất 76 người khác bị thương. Phía Trung Quốc chưa công khai các thương vong của Quân giải phóng nhân dân (PLA).
Bắc Kinh và New Delhi tố cáo lẫn nhau là xâm phạm lănh thổ của đối phương trên LAC, dẫn đến vụ đụng độ đẫm máu ngày 15.
Trong khi hai nước đă tiến hành đối thoại cấp tướng ở biên giới nhằm hạ nhiệt căng thẳng, cũng như Ngoại trưởng song phương đă điện đàm trao đổi, Ấn Độ bất ngờ lên án Trung Quốc và đẩy mạnh tập kết lực lượng quân đội pḥng ngự biên giới. Cục diện căng thẳng dường như chưa được tháo gỡ.
Chính phủ Ấn Độ ngày 25/6 lần đầu xác nhận nước này đă tập kết quân lực ở khu vực biên giới mà Trung-Ấn có tranh chấp, trên dăy Himalaya. Bộ ngoại giao nước này cáo buộc hành động của New Delhi xuất phát từ việc Trung Quốc tăng cường lực lượng trước, làm leo thang căng thẳng.
Trong thông cáo mạnh mẽ, người phát ngôn Bộ ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava nói rằng hành động của PLA là "hoàn toàn coi thường" tất cả các quy tắc chung được đôi bên thỏa thuận.
New Delhi cảnh báo, nếu t́nh trạng giằng co ở LAC tiếp diễn, quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới có thể sẽ bị phá vỡ.
Dù hai nước cùng tỏ thái độ mong muốn t́nh h́nh lắng xuống, song ông Srivastava nhấn mạnh, "Song phương vẫn đang bố trí lực lượng lớn ở khu vực, đồng thời các tiếp xúc quân sự và ngoại giao đang tiếp tục".
"Cốt lơi của vấn đề là kể từ đầu tháng 5 đến nay, phía Trung Quốc liên tục tập kết số lượng lớn binh lính cùng trang bị vũ khí ở dọc LAC." Theo ông Srivastava, PLA đă xây dựng các "công tŕnh" ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh, trong địa bàn mà New Delhi tuyên bố chủ quyền.
"Mặc dù trong quá khứ cũng có thời điểm [Trung Quốc] xâm lấn, nhưng hành vi của quân đội Trung Quốc năm nay là hoàn toàn coi thường các quy tắc mà hai nước đă nhất trí," ông nói, bổ sung rằng sự tăng cường lực lượng của Ấn Độ là nhằm ứng phó với hoạt động tương tự của PLA.
Đề cập các giải pháp ḥa dịu qua kênh quân sự và ngoại giao, Srivastava khẳng định ḥa b́nh và an ninh ở khu vực biên giới "là nền tảng trong quan hệ hai nước", và yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết về hạ nhiệt t́nh h́nh.
Ấn Độ điều động quân sự hiếm thấy tại biên giới
Các chiến cơ của quân đội Ấn Độ hôm 24/6 cất cánh từ căn cứ Leh đă bay qua không phận điểm nóng xung đột Trung-Ấn trên dăy Himalaya.
Nhiều trạm kiểm tra cũng được dựng lên trên các tuyến đường then chốt bên ngoài thị trấn Leh. Ở địa điểm có độ cao 3.500m so với mực nước biển này c̣n xuất hiện lượng lớn hoạt động quân sự. Đài DW (Đức) dẫn thông tin từ người dân địa phương, mô tả những đoàn xe quân dụng và pháo lớn xếp hàng dài trên đường.
Thượng úy về hưu Tashi Chhepal, người từng phục vụ trong quân đội Ấn Độ ở Leh, chỉ ra đây là khu vực nhạy cảm, tiếp giáp với cả Pakistan và Trung Quốc. Ông nói rằng cuộc động viên lực lượng của Ấn Độ lần này là chưa từng thấy.
"Tôi chưa từng nh́n thấy hoạt động điều động quân sự như thế này," ông nói với AFP.
Hăng AP (Mỹ) đưa tin, Tư lệnh lục quân Ấn Độ, đại tướng M.M. Naravane đă đến khu vực Ladakh hôm 24-25/6 để thị sát lực lượng đồn trú.
Trước đó, hai quan chức t́nh báo ẩn danh của Ấn Độ tiết lộ đă có binh sĩ Trung Quốc xâm nhập địa bàn do Ấn Độ kiểm soát. Các nguồn tin này cho hay lính Trung Quốc đă di chuyển vào bồn địa Depsang ở khu vực Ladakh và có hoạt động đi ngược các quy định quản lư ở biên giới, cũng như bản ghi nhớ về tuần tra mà Trung-Ấn kư kết.
Trung-Ấn đều chưa lui binh khỏi vùng căng thẳng
Nguồn tin quân đội Trung Quốc nói với AFP, sau vụ xung đột ngày 15/6, lực lượng của PLA đă chiếm lĩnh được một địa bàn rộng vài km2.
Dù hai nước cùng tuyên bố "thoát ly tiếp xúc", xong đôi bên đều chưa rút quân khỏi vùng núi tranh chấp. Phía Ấn Độ thậm chí tăng cường bố trí để phô trương sức mạnh.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 24/6 kêu gọi Ấn Độ "tuân thủ thỏa thuận đă kư, cùng với Trung Quốc dùng hành động thực tế để khôi phục ḥa b́nh và ổn định của khu vực biên giới".
H́nh ảnh vệ tinh do hăng Maxar (Mỹ) chụp được hôm Chủ nhật, 22/6, cho thấy các xe quân sự và nhà nhỏ xuất hiện tại khu vực bờ sông gần hiện trường giao tranh ngày 15, nhưng chưa rơ là tài sản của bên nào.
Các nhà phân tích Ấn Độ tỏ ra nghi ngờ trước triển vọng t́nh h́nh ḥa dịu cùng khả năng New Delhi thu hồi được địa bàn. Chuyên gia Harsh Pant, từ Quỹ nghiên cứu Nhà quan sát (Observer Research Foundation) nói: "Không thể chỉ nh́n bề ngoài đối với bất kỳ điều ǵ mà người Trung Quốc nói hiện nay, mong rằng Ấn Độ đă rút ra được bài học."
VietBF @ Sưu Tầm