Đài Channel News Asia dẫn lời giới quan sát nhận định nhiệm kỳ thứ 2 nếu cựu Tổng thống Donald Trump đắc cử sẽ đem lại hậu quả nặng nề cho nước Mỹ, thay đổi lớn t́nh h́nh thế giới.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra tháng 11 tới gần như chắc chắn là màn tái đấu giữa ông Trump với đương kim lănh đạo Joe Biden. Nhiều cuộc thăm ḍ gần đây chỉ ra tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ứng viên khá sít sao, ứng viên đảng Cộng ḥa trội hơn chút ít.
Chính sách đối nội cứng rắn hồi sinh
Khi tranh cử, cựu Tổng thống Trump nêu rơ loạt ưu tiên chính sách nếu quay lại Nhà Trắng. Một trong số đó là trục xuất người nhập cư bất hợp pháp. Ông cũng đe dọa tăng cường kiểm soát Cục Dự trữ liên bang (Fed) cùng Bộ Tư pháp Mỹ (nơi đang dẫn dắt các án h́nh sự chống lại ông).
Tổ chức tư vấn Heritage Foundation cảnh báo cựu Tổng thống Trump nếu tái nắm quyền sẽ bổ nhiệm hàng loạt nhân vật trung thành, không ít người trong số đó mang tư tưởng cực hữu. Chính trị gia này c̣n từng để ngỏ khả năng ân xá cho một số đối tượng bị kết án do tham gia vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6.1.2021.
Bỏ rơi đồng minh
Về chính sách đối ngoại, giới quan sát nhận định Mỹ hiện không thể dàn trải nguồn lực cho mọi khu vực nên có thể phải sớm lựa chọn từ bỏ khu vực nào.
Cựu Tổng thống Trump thường xuyên chỉ trích các nước thành viên NATO không thực hiện cam kết dành tối thiểu 2% GDP cho quốc pḥng. Ông từng tuyên bố Mỹ không nên bảo vệ đồng minh NATO nào không đóng góp đủ để chuẩn bị đối phó rủi ro xung đột nổ ra.
Tiến sĩ Adrian Ang (Học việc Quan hệ quốc tế S.Rajaratnam) cho biết: “Tôi nghĩ đây là chiến thuật gây sợ hăi ḥng buộc châu Âu chấp nhận đóng góp nhiều hơn. Có nhận thức rằng châu Âu phải tăng chi tiêu quốc pḥng, tái xây dựng năng lực pḥng thủ để tự đảm bảo an ninh cho ḿnh, Mỹ có thể rút bớt nguồn lực và chuyển sang ưu tiên Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương”.
Tuy nhiên, tiến sĩ Constanze Stelzenmüller (Viện Brookings) lưu ư rằng vào năm ngoái Mỹ vừa thông qua một đạo luật mới cấm tổng thống đơn phương đưa nước này rời khỏi NATO khi chưa được 2/3 thượng viện đồng ư hoặc quốc hội ra luật.
Đảo ngược chính sách khí hậu
Lúc c̣n nắm quyền, cựu Tổng thống Trump phủ nhận biến đổi khí hậu đang xảy ra, thậm chí tuyên bố t́nh trạng nóng lên toàn cầu chỉ là tṛ bịp (mặc dù sau đó thừa nhận con người có một phần trách nhiệm).
Nhiều người lo ngại khi quay lại Nhà Trắng ông sẽ đảo ngược tất cả chính sách bảo vệ môi trường của Tổng thống Biden, một lần nữa rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Nước láng giềng Canada rất chú ư đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Justin Trudeau cảnh báo chiến thắng cho cựu Tổng thống Trump có thể gây tổn hại cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.