Quan niệm ăn thịt thú rừng đầu năm đem lại vận may đang khiến cung không đủ cầu, giá tăng gấp 3-4 lần ngày thường.
Hết hàng
Người đàn ông chừng 40 tuổi, chủ nhân ngôi nhà 2 tầng kín cổng cao tường nằm ngay một con phố khá rộng đón chúng tôi. Không ai có thể ngờ ngôi nhà này là đầu mối chuyên cung cấp hàng tươi sống lớn nhất Hà Tĩnh.
Khi nghe lư do tôi đến là để t́m mua một con khỉ về nuôi cho vui, chủ nhà có tên là S. tỏ ra ngạc nhiên: “Sao anh lại định mua để nuôi trong dịp này, đắt lắm. Hàng th́ có đầy ra đó nhưng đều có người đặt để ăn Tết cả rồi”.
Vừa nói chủ nhà vừa dẫn khách lách qua một hành lang hẹp để ra phía sau nhà. Ở đây, trên một khu đất rộng chừng 100m2, đập vào mắt chúng tôi là một vườn thú thu nhỏ.
Trong gần chục chiếc lồng sắt được che chắn cẩn thận là những con thú run rẩy v́ giá lạnh. Chúng là hươu, nai, sói lửa, chồn hương, lợn rừng, khỉ, nhím, trút...
Thấy tôi tỏ vẻ thích một con khỉ chừng 10kg có bộ lông đen, mặt trắng, hai tay trắng, chủ nhà cho biết, đó là voọc Chà vá vừa mới nhập kho và đă có một đại gia mua với giá 5 triệu đồng, nhưng gửi lại để chờ cận Tết mang về thịt.
“Con này là giống khỉ quư, nó thường đắt gấp đôi, gấp ba các loài khỉ khác. Nếu anh muốn mua để nuôi th́ nên chờ ra Tết giá mềm hơn, tui sẽ giữ lại cho anh một con vừa vừa chứ con này hơi to. Mua bây giờ th́ đắt lắm mà cũng không có để bán cho anh” , chủ nhà nói.
Chú voọc lông đen, mặt trắng, hai tay trắng đă được bán cho một đại gia với giá 5 triệu đồng
Dọc hành lang phía trong nhà có gần chục chiếc tủ lạnh chuyên dụng, tên của từng mặt hàng được chủ nhà cẩn thận viết lên nắp. Chủ nhà giải thích: Đây là những con thú bị bắn chết hoặc bẫy bị thương, khi nhập về phải làm thịt ngay cho vào tủ lạnh bảo quản.
Mặc dù chiếc tủ lạnh nào cũng đầy ắp hàng nhưng theo chủ nhà th́ số hàng này đều đă được bán và khách mua gửi lại để bảo quản.
Quan niệm phá hoại
Qua câu chuyện được biết, anh S. làm nghề buôn bán hàng tươi sống đă gần chục năm nay, nhưng chỉ phất lên trong mấy năm lại đây.
“Ngày trước, tui chủ yếu gom hàng đi Trung Quốc, lời lăi không được bao nhiêu mà thi thoảng c̣n bị bắt, nhưng nay th́ ngay tại quê nhà, hàng cũng không có đủ để cung ứng”, anh S. tâm sự.
Nguồn hàng như rùa, nhím, kỳ đà... thường có xuất xứ từ Lào và các tỉnh miền Nam, c̣n thú rừng th́ đa số từ Quảng B́nh mang ra và một ít được săn bắt trên địa bàn Hà Tĩnh.
Hàng được các con buôn nhỏ lẻ mang về tận nhà, anh S chỉ việc mua lại nuôi nhốt hoặc làm thịt cho vào tủ lạnh. Ngày thường th́ các nhà hàng trên địa bàn đến lấy, c̣n vào dịp Tết th́ để dành cung ứng cho các đại gia.
Nói về xuất xứ của quan niệm ăn thịt thú rừng ngày Tết sẽ gặp may, anh S. cho rằng, quan niệm này xuất xứ từ Trung Quốc và cũng chỉ mới du nhập vào Việt Nam mấy năm gần đây nhưng có sức lan tỏa mănh liệt.
Thú càng hiếm, càng đắt th́ càng đỏ. Từ hổ, báo, gấu, sói lửa... đến lợn rừng, khỉ, chồn... đều là đối tượng t́m vận may của nhiều người có tiền.
Họ quan niệm ăn được một bát tiết canh, hay miếng thịt từ đầu con thú là hiệu nghiệm nhất và khi ăn cũng phải ăn đúng vào thời khắc giao thừa th́ mới linh. Quư và đắt nhất vẫn là những con thú c̣n sống, tùy theo độ quư hiếm, có thể từ vài trăm ngàn, đến vài triệu đồng một kilôgam.
Theo anh S., khách hàng của anh chủ yếu là những người nhiều tiền, tập trung vào giới thầu khoán và dân buôn bán. “Bữa nay, người ta thừa tiền nhiều thật, họ sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu để chỉ mua một con thú chừng mươi, mười lăm kilôgam về ăn Tết.
Khách của tui đây chủ yếu là các nhà thầu, họ mua dùng th́ ít mà biếu th́ nhiều. Có một nhà thầu trên địa bàn đặt tui cả trăm triệu từ mấy tháng trước và yêu cầu là thú phải sống đến chiều 30 Tết”, anh S. tâm sự.
Theo Tiền Phong