Các chuyên gia đang cân nhắc những t́nh huống khả quan nhất và xấu nhất khi WHO tuyên bố dịch viêm phổi do nCoV là t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu.
Nhân viên y tế ở một bệnh viện tại Vũ Hán - thành phố có nhiều ca lây nhiễm nCoV nhất. Ảnh: Nature.
Cộng đồng khoa học và giới chức y tế trên khắp thế giới đang gấp rút ngăn chặn sự lây lan của virus chết người khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi tháng 12/2019. Gần 12.000 người bị nhiễm nCoV. Số ca tử vong tính đến ngày 1/2 là 259 người và không ngừng tăng lên từng ngày. Hôm 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch viêm phổi bùng phát là t́nh trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, đặt ra nguy cơ và đ̣i hỏi sự chung tay đối phó từ chính phủ các nước.
Bao nhiêu người sẽ nhiễm nCoV?
Chính phủ Trung Quốc đă phong tỏa những thành phố ở tâm dịch. Các nhà nghiên cứu nhanh chóng chia sẻ dữ liệu về virus với WHO và đồng nghiệp. Nhưng số ca nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng, dẫn tới dự đoán virus có thể lây sang khoảng 39.000 người trong 30 triệu người sinh sống ở khu vực Vũ Hán. "Dường như virus đang vượt ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc, lây lan rộng và nhanh đến mức thực sự khó ngăn chặn", Ian Mackay, nhà vi trùng học ở Đại học Queensland tại Brisbane, Australia, nhận xét.
Trong trường hợp khả quan nhất, ngày càng ít người bị lây nhiễm virus bởi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh bắt đầu có hiệu quả, theo Ben Cowling, nhà dịch tễ học ở Đại học Hong Kong. Tuy nhiên, c̣n quá sớm để kết luận nỗ lực cách ly người bệnh và sử dụng khẩu trang có thể ngăn chặn dịch bởi thời gian ủ bệnh của nCoV lên tới 14 ngày.
Trong t́nh huống xấu nhất, 190.000 người ở Vũ Hán có thể nhiễm virus, theo một mô h́nh dự đoán khác. Giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến những vùng dịch mới xuất hiện bên ngoài Trung Quốc. Hiện nay, virus lây lan ở quy mô nhỏ tại Việt Nam, Nhật Bản, Đức và Mỹ, nhưng nhà chức trách đă nhanh chóng cách ly người nhiễm bệnh.
nCoV có trở thành dịch địa phương hay không?
Virus được cho là gây ra dịch địa phương khi lây lan theo định kỳ trong cộng đồng. Virus gây bệnh thủy đậu và cúm mùa là dịch địa phương ở nhiều nước, nhưng có thể kiểm soát những đợt bùng phát dịch thông qua vắcxin và yêu cầu người ốm ở trong nhà.
Một câu hỏi lớn là liệu nCoV có phát triển thành dịch địa phương hay không. Nếu nỗ lực ngăn chặn dịch thất bại, nhiều khả năng nCoV sẽ trở thành dịch địa phương. Tương tự như cúm mùa, virus này có thể gây tử vong hàng năm tuần hoàn cho tới khi giới nghiên cứu phát triển thành công vắcxin ngừa bệnh. Do nCoV có thể truyền từ người không có triệu chứng nhiễm bệnh, việc kiểm soát mức độ lây lan sẽ khó khăn hơn, kéo theo nguy cơ trở thành dịch địa phương cao hơn.
Vài ca nhiễm bệnh không phát lộ triệu chứng, nhưng giới nghiên cứu vẫn chưa rơ liệu trường hợp này có phổ biến hay không hoặc họ bị lây như thế nào. Trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng khiến nCoV khác với virus corona cùng họ gây hội chứng suy hô hấp cấp (SARS). Virus này làm bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu năm 2002 - 2003, nhưng chỉ lây lan khi người bệnh ốm tới mức phải nhập viện. Sau ổ dịch ở các bệnh viện nằm trong tầm kiểm soát, dịch SARS cũng bị dập tắt. Không có bằng chứng virus vẫn tuần hoàn ở người, theo Mackay. Cowling nhận định nếu các biện pháp kiểm soát đem lại hiệu quả và tốc độ truyền nhiễm chậm lại, mỗi người nhiễm bệnh lây sang không quá một người khác, dịch viêm phổi hiện nay sẽ dần kết thúc.
nCoV có khả năng biến đổi không?
Một số nhà nghiên cứu lo ngại trong quá tŕnh lây lan, nCoV có thể đột biến để truyền nhiễm hiệu quả hơn hoặc có khả năng gây bệnh cao hơn ở người trẻ. Hiện nay, virus này chủ yếu gây ốm nặng và tử vong ở người già, đặc biệt là những người có bệnh nền như tiểu đường hoặc bệnh tim. Một người đàn ông Vũ Hán 36 tuổi không có tiền sử bệnh nền là bệnh nhân trẻ nhất được ghi nhận.
Kristian Andersen, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở Viện nghiên cứu Scripps tại La Jolla, California, không lo ngại nCoV sẽ trở nên độc hại hơn. Theo Andersen, các virus thường xuyên đột biến trong ṿng đời, nhưng những đột biến đó hiếm khi làm virus nguy hiểm hơn hoặc gây bệnh dịch nghiêm trọng hơn. "Tôi không thể nghĩ ra ví dụ nào về nguy cơ này với dịch bệnh bùng phát", Andersen nói.
Trong trường hợp virus truyền từ vật chủ là động vật sang loài vật khác, áp lực chọn lọc có thể nâng cao khả năng sinh tồn của virus ở vật chủ mới, nhưng điều đó hiếm khi ảnh hưởng tới dịch bệnh ở người hoặc tính lây nhiễm, theo Andersen. Phần lớn đột biến không tác động tới virus. Nghiên cứu năm 2018 về dịch SARS trên tế bào nguyên thủy phát hiện đột biến trong đợt bùng phát năm 2003 có thể làm giảm độ độc hại của virus.
Cộng đồng nghiên cứu đang chia sẻ hàng chục tŕnh tự gene từ nCoV. Nguồn cung cấp tŕnh tự gene ổn định sẽ hé lộ những thay đổi di truyền khi dịch bệnh tiếp diễn, theo MacKay. "Virus không thay đổi hành vi trừ khi chúng thay đổi tŕnh tự, và chúng ta cần theo dơi virus thay đổi thường xuyên hay nhất quán", MacKay chia sẻ.
Bao nhiêu người sẽ tử vong do nCoV?
Tỷ lệ tử vong do một loại virus rất khó tính toán giữa thời kỳ dịch bùng phát v́ dữ liệu về các ca nhiễm bệnh mới và số bệnh nhân chết liên tục được cập nhật. Với 259 ca tử vong trên tổng số gần 12.000 bệnh nhân, nCoV có tỷ lệ tử vong 2 - 3%, thấp hơn nhiều so với SARS, dịch bệnh cướp đi mạng sống của 10% số người nhiễm. Theo nhà vi trùng học Mark Harris ở Đại học Leeds, Anh, tỷ lệ tỷ vong của nCoV có thể sẽ giảm do phát hiện các trường hợp bệnh nhẹ và không bộc lộ triệu chứng.
Hiện nay, chưa có loại thuốc điều trị hiệu quả dành cho nCoV. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm hai loại thuốc chữa HIV nhắm vào protein giúp nCoV nhân bản. Vài tổ chức nghiên cứu quốc tế đang gấp rút điều chế vắcxin ngừa bệnh.
Số ca tử vong cũng phụ thuộc vào cách hệ thống y tế của Trung Quốc xử lư số lượng nhiễm bệnh cao. Trung Quốc đang xây dựng hai bệnh viện dă chiến ở Vũ Hán để chăm sóc bệnh nhân, nhưng nếu virus lan tới các khu vực nghèo hơn trên thế giới như các nước châu Phi, hệ thống y tế của họ có thể gặp khó khăn, Sanjaya Senanayake, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Đại học Quốc gia Australia tại Canberra, cho biết.
Nếu nCoV lan rộng trên khắp thế giới, con số tử vong sẽ đáng kể. Mức tử vong 2-3% hiện nay không nhiều như SARS nhưng vẫn khá cao đối với một bệnh truyền nhiễm, theo Adam Kamradt-Scott, chuyên gia an ninh y tế ở Đại học Sydney, Australia. Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 lây nhiễm cho khoảng nửa tỷ người, bằng 1/3 dân số thế giới lúc đó và giết chết hơn 2,5% số người mắc bệnh, ước tính 50 triệu người. nCoV có thể không gây ra thảm họa như vậy bởi dịch bệnh này thường không ảnh hưởng tới người trẻ khỏe mạnh, theo Kamradt-Scott.
VietBF © sưu tầm