Masabumi Hosono bị coi là ích kỷ và không có tự trọng, không cao thượng v́ đă không nhường cơ hội lên tàu cứu sinh cho người khác.
Coi trọng danh dự, nghĩa vụ và biết xấu hổ là ba đức tính có dấu ấn sâu đậm trong văn hóa Nhật Bản đă tồn tại hàng thế kỷ. Khi một chiến binh samurai bị mất danh dự, anh ta chỉ có thể phục hồi danh dự của ḿnh bằng cách tự kết liễu đời ḿnh. Một hành động như vậy được coi là một cái chết anh hùng và được tôn vinh ở xứ sở Phù Tang.
Không giống như ở các nền văn hóa phương Tây, tự trọng, ǵn giữ danh dự là cốt lơi của văn hóa Nhật Bản và không thể loại bỏ cho đến khi người đó làm những ǵ cộng đồng mong đợi. Cách đây hơn 100 năm, trường hợp của Masabumi Hosono, người đàn ông Nhật Bản duy nhất sống sót sau vụ đắm tàu Titanic là minh chứng rơ ràng cho tư tưởng này.
Thoát chết trong gang tấc
Masabumi Hosono vốn là một nhân viên của Bộ Giao thông Nhật Bản. Cuộc đời ông thay đổi hoàn toàn sau khi đặt chân lên con tàu Titanic vào năm 1912. Lúc đó, ông vừa hoàn thành chuyến công tác tại Anh để nghiên cứu về hoạt động đường sắt của nước bạn. Khi lên tàu Titanic tại bến Southampton, ông đă làm việc xong và lên đường trở về nhà với tấm vé hạng hai trên “con tàu của những giấc mơ”. Masabumi Hosono cũng là người Nhật duy nhất có mặt trên Titanic.
Vào một đêm tháng 4 năm 1912, con tàu xa hoa, lớn nhất thế giới bấy giờ đă ch́m dần xuống đại dương sau khi đâm vào tảng băng ch́m, gây nên thảm kịch hàng hải khét tiếng nhất mọi thời đại.
Masabumi Hosono là 1 trong số ít hành khách may mắn có thể trở về nhà
Vào thời khắc xảy ra vụ ch́m tàu thảm khốc, Hosono đang ngủ say. Một tiếng gơ cửa cabin đánh thức ông và ông nhanh chóng chạy ra ngoài. Thủy thủ đoàn của con tàu đă hướng dẫn Hosono di chuyển xuống các boong dưới của con tàu, cách các xuồng cứu sinh một khoảng.
Trải nghiệm của Hosono về vụ ch́m tàu kinh hoàng được mô tả trong một lá thư mà ông gửi cho vợ ḿnh. Ông viết rằng ḿnh vĩnh viễn không thể “xua tan cảm giác vô cùng sợ hăi”.
Người đàn ông cũng cho biết ḿnh đă chuẩn bị tinh thần cho việc trút hơi thở cuối cùng và hy vọng “không để lại bất cứ điều ǵ đáng hổ thẹn với tư cách là một người Nhật Bản”, song song với việc thấy vô cùng tuyệt vọng khi nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại những người thân yêu của ḿnh nữa.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ ai khác trong cơn hoảng loạn, Hosono vẫn nỗ lực t́m kiếm một lối thoát, xoay xở bằng cách nào đó và tự cứu ḿnh khỏi làn nước lạnh như băng. Vào thời khắc “ngàn cân treo sợi tóc”, một trong những sĩ quan được giao nhiệm vụ xếp xuồng cứu sinh đă la lớn rằng vẫn c̣n chỗ cho hai người nữa. Ngay trước mắt Hosono, một người đàn ông lao đến nhảy xuống thuyền, và chớp thời cơ, ông cũng nhảy theo. Cuối cùng, nhờ đó mà Masabumi Hosono trở thành 1 trong 706 người được may mắn sống sót, không phải bỏ mạng lại dưới đáy biển như 1.500 người khác.
Titanic là vụ đắm tàu nổi tiếng đă cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người
Kẻ sống sót xui xẻo
Cùng với những người sống sót c̣n lại, Hosono đến New York. Ban đầu không có nhiều sự chú ư dành cho hành khách Nhật Bản này. Được bạn bè giúp đỡ, Hosono cuối cùng đă về đến quê hương của ḿnh, nơi các trang nhất tờ báo đều ghi ông là “Chàng trai Nhật Bản may mắn”.
Honso đă nhận các lời mời phỏng vấn và cung cấp ảnh gia đ́nh cho một số tờ báo ở Nhật Bản, và điều này đă mang lại cho ông một sự nổi tiếng nhất định. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, mọi thứ trở nên tồi tệ nhất khi Hosono bị quở trách ở Mỹ. Archibald Gracie, một hành khách hạng nhất và một người sống sót khác của Titanic đă gọi ông là “tên lậu vé” v́ bất b́nh chuyện ông đă lấy “suất sống sót” của người khác.
Các tờ báo Nhật Bản đă nhanh chóng hùa theo và chỉ trích công khai Hosono. Truyền thông buộc tội Masabumi Hosono đă “cướp” quyền được sống của người khác. Là một người Nhật Bản, lẽ ra ông phải có tinh thần samurai, quyết hy sinh thân ḿnh một cách cao cả v́ người khác. Hành động chọn cứu lấy chính ḿnh của Hosono bị gán mác là “ích kỷ”, nhất là khi ông là một người đàn ông trưởng thành khỏe mạnh mà lại không nhường cho phụ nữ, trẻ em, người già cơ hội lên thuyền cứu sinh.
Áp lực từ dư luận lớn đến mức Bộ Giao thông phải sa thải Hosono. Sách giáo khoa đề cập đến trường hợp của ông như một ví dụ về hành vi đáng hổ thẹn. Các giáo sư tuyên bố rằng hành động của Masabumi Hosono là phi đạo đức.
Hosono sau đó đă được tuyển dụng lại với lời giải thích rằng anh ta là một nhân viên rất lành nghề. Ông tiếp tục làm việc ở đó cho đến khi qua đời vào năm 1939. Tuy nhiên, sự ô nhục vẫn đeo bám người đàn ông không biết là may mắn hay xui xẻo. Ông bị người xung quanh tẩy chay, kỳ thị và chỉ có thể sống phần đời c̣n lại của ḿnh trong lầm lũi. Ông không bao giờ dám xuất hiện trên truyền thông nữa. Không chỉ bản thân “người sống sót” phải chịu đựng cảnh dè bỉu đó mà cả vợ con, gia đ́nh Hosono cũng phải chịu chung số phận.
Bức thư "kêu oan" của Masabumi Hosono viết cho vợ
Trước khi qua đời, Masabumi Hosono đă giăi bày nỗi ḷng đau đớn của ḿnh khi “bị khinh bỉ chỉ v́ đă sống sót” trong một bức thư dài gửi vợ. Về sau, con cháu ông đă nhiều lần cho xuất bản bức thư xúc động này. Lần xuất bản cuối cùng của bức thư là do cháu nội của ông - Haruomi Hosono, một nhạc sĩ nổi tiếng ở Nhật Bản thực hiện. Haruomi Hosono giải thích việc xuất bản lại bức thư giúp gia đ́nh họ nhẹ nhơm hơn một chút và giúp lấy lại danh dự cho cả ḍng họ Hosono.