Tương truyền, tại một ngôi làng nhỏ ở huyện Thương Khiêu Thư tỉnh Hà Nam là nơi Gia Cát Lượng từng bày bát trận đồ. Một điều rất lạ là người nơi khác khi đi qua làng này, đều bị mất phương hướng, không thể nào phân biệt Nam Bắc, nếu không có người làng dẫn đi thì đi tới đi lui bao nhiêu ngày cũng không thể ra được. Ngôi làng này rất cổ mang tên Nhiệm Trang.
Công cái tam phân quốc, danh thành bát trận đồ. Hai câu này là hai câu kinh điển để tán dương công lao của Gia Cát Lượng, khiến người hậu thế nghĩ tới Gia Cát Lượng là nhớ tới bát trận đồ. Bát trận đồ là do Gia Cát căn cứ vào trận pháp cổ đại biến hóa mà sáng tạo thành. Bát trận đồ ngang dọc đều bát hành, bát môn nhập, bát môn xuất, rất khó phá giải. Trận pháp này hay ở chỗ mê hoặc quân địch, thêm biến hóa đa đoan, tiến có thể công thoái có thể thủ.
Sau đó Gia Cát Lượng lại nhiều lần cải tạo trận pháp này, đồng thời từ binh trận biến thành thạch trận, mã trận. Trận này đã mở ra, dù địch có binh cường mã tráng, dũng mãnh vạn người khó địch, chỉ cần lạc vào trong trận là không thể thắng được. Danh tướng đời Đường Lý Tịnh là người rất tôn sùng bát trận đồ của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng từng dùng bát trận đồ vây hãm Lục Tốn và trong các chiến dịch khác cũng từng nhiều lần sử dụng bát trận đồ. Tại một ngôi làng nhỏ ở huyện Thương Khiêu Thư tỉnh Hà Nam, tương truyền là nơi Gia Cát Lượng từng bày bát trận đồ. Ngôi làng cổ này tên là Nhiệm Trang. Người nơi khác khi đi qua làng này, đều bị mất phương hướng, không thể nào phân biệt Nam Bắc, nếu không có người làng dẫn đi thì đi tới đi lui bao nhiêu ngày cũng không thể ra được. Người trong địa phương gọi Nhiệm Trang là “Mê nhân trang”. Danh tiếng ngôi làng trong bán kính 10 dặm ai ai cũng biết.
Vì sao mọi người đến Nhiệm Trang đều mất phương hướng như vậy? Một vị bô lão trong làng này cho biết: trong thôn lưu truyền một truyền thuyết, nói rằng khi Gia Cát Lượng và Tào Tháo đánh nhau, đã lập bát quái trận ở đây, đem địa hình địa thế ở đây xếp đặt méo mó nghiêng nghiêng, bất đông bất tây, bất nam bất bắc, cho nên người nơi khác không quen thuộc tiến vào rất dễ lạc đường”.
Qua quan sát, hướng nhà cửa và đường lối trong Nhiệm Trang bố cục rất kỳ quái. Các nhà cửa ở trong các làng quê thường cùng quay về một hướng là tọa Bắc hướng Nam. Nhưng nhà cửa trong Nhiệm Trang lại quay rất nhiều hướng. Đường sá trong thôn làng thường chủ yếu là theo hướng đông tây hay nam bắc nhưng đường sá ở Nhiệm Trang tất cả đều xiên xẹo không theo các hướng đông tây nam bắc.
Theo ghi chép trong cuốn “Nhiệm thị tộc phổ” thì: thời đầu nhà Minh di dân đến Hà Nam, ở tại Thư Lập gia viên. Dựng nhà ở đông nam châu thành, đặt tên làng là Toại Gia Yên”. Khi họ Nhiệm di dân đầu thời Minh tạo dựng thôn làng, địa hình sông ngòi gò đồi ở đây đã không theo phương hướng chính nam chính bắc như bình thường. Vì thế dân thôn theo địa thế mà sửa đường làm nhà cửa lập thôn. Cuối cùng hình thành nên một ngôi làng với kết cấu rất giống bố cục bát quái như ngày nay.
Qua các thông tin trên, chúng ta có thể phân tích, hình dáng địa hình này rất có thể là nơi Gia Cát Lượng từng bày bát trận đồ mà biến thành. Rồi người dân Nhiệm Trang lại theo địa thế mà làm đường sá trong thôn, vô hình chung lại khớp với nguyên lý bát quái. Địa hình, phòng ốc và đường sá của thôn này đều thành các trận điểm của bát trận đồ.
Thời trước danh tướng Đông Ngô là Lục Tốn còn từng bị mắc kẹt trong bát trận đồ cho nên dù uy lực của “Mê nhân trang” đã giảm, người không quen thuộc đến đây cũng không dễ tránh khỏi lạc đường là điều dễ hiểu.