R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Jan 2011
Posts: 3,447
Thanks: 0
Thanked 38 Times in 35 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 17
|
Khủng bố gia đ́nh đ̣i dân chủ tại VIỆT NAM.
Đảng & Đảng Cướp
Đảng thực chất chỉ là đảng cướp.
Nguyễn Chí Thiện
Sự thất bại của Phong Trào Trung Kỳ Dân Biến, chống sưu cao thuế nặng – ở miền Trung, vào năm 1908 – đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của cuộc Cách Mạng Mùa Thu.Tuy th38, ngay sau khi giành được chính quyền, cách thu thuế của Đảng và Nhà Nước ta (hồi năm 1952, tại làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, huyện diễn Châu, tỉnh Nghệ An) xem ra còn tệ hại hơn nhiều, so với thời thuộc địa – theo như mô tả của nhà văn Võ Văn Trực, trong tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy: “Mẹ tôi đứng dậy giọng run run:- Xin bà con dân làng xét cho thấu đáo. Cả nhà tôi chỉ còn hơn mười cân thóc với vài chục cân khoai khô... Chú văn mắt toét cắt ngang:- Ba tạ! Ba tạ! Vấn đề là bà phải gương mẫu... Mẹ tôi lại mếu máo:- Xin nông hội lại khám nhà tôi ngay tối nay xem còn được mấy hột thóc. Nếu bắt tôi đóng thì tôi xin khất đến mùa.Chú Văn mắt toét sắn ống tay áo: - Bà là cán bộ bà phải gương mẫu. Người ta đang đói lăn chiên mà bà lại nói đến mùa mới nộp. Vấn đề là cho bà khất ba ngày. Bà mà không đóng thuế thì thế này này – chú năm chặt hai nắm tay, nắm này đấm vào nắm kia – cứ cầm vồ mà nện, từ trên sọ nện xuống cho đến khi mồm ợ ra thóc mới thôi.”Đêm hôm ấy, nhà tôi như có đám tang...” Phùng Gia Lộc
Cái không khí tang tóc mà Đảng và Nhà Nước đem lại cho nhân dân, kể từ khi cách mạng thành công, kéo dài lai rai cho mãi đến tận năm 1987, năm mà cả nước bàng hoàng vì bài phóng sự (“Cái Đêm Hôm Đó Đêm Gì”) của Phùng Gia Lộc:
Xin đọc lại một vài đoạn chính của bài phóng sự rùng rợn (nức tiếng) này:
“Bỗng tiếng kẻng gơ giục giă liên hồi. Kẻng khắp xă: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của tỉnh ủy về công tác lương thực.
Gần một giờ sáng, công an, dân quân đă ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹch như bị chọc tiết ở các nhà gần quanh, làm thằng Út Văn khóc thét lên, ôm riết lấy mẹ. Thằng Thức cũng im thin thít, nằm co trong ḷng tôi không dám cựa. Bên nhà ông Ái, láng giềng cách vườn nhà tôi một hàng rào, công an và dân quân đang lùng sục. Tiếng ông bà Ái kêu xin và tiếng quát lác, tôi nghe rơ mồn một.
- Cứ bắt lấy cái xe đạp! Phích, xô, bắt ráo!
Ở cổng nhà tôi đă có bước chân ŕnh rịch, con chó mực đang có chửa bị quất, kêu ử ử.
Cạch cạch cạch.
- Chị c̣ Lộc, mở cửa ra!
Tiếng thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, nghe em khóc cũng ̣a khóc toáng lên. Thằng Học mười hai tuổi đă học lớp tám rồi, mà cũng níu lưng tôi run bắn. Nghe tiếng quát lần thứ hai, từ nhà bếp, tôi chạy lên. Một luồng đèn pin soi giữa mặt làm tôi lóa mắt, phải lấy tay che.
- Có chuyện ǵ đấy, các bạn trẻ ơi?
- Thu thóc, thu thóc chứ c̣n ǵ, ông đừng hỏi vờ.
Vợ tôi đă mở toang cửa, tay ôm thằng bé ngất lịm. Một anh, hai anh… bốn anh bạn trẻ ùa vào nhà. Anh đi đầu cao to, tóc cắt tăng gô, mặc áo bông thùng th́nh, soi đèn pin rồi đánh diêm châm cái đèn hoa kỳ ở bàn thờ. Có lẽ Tâm “hộ pháp” là người này. Phải, tôi đă thấy anh ta đứng chân hộ vệ giữa, trong một cuộc đá bóng với xă khác. Tay anh cầm cái chọng sắt cỡ ngón tay cái. Vợ tôi mời họ ngồi ghế. Bà cụ đang ốm ở giường bên cũng cố ngóc dậy, run rẩy chào.
Theo danh sách đội báo, chị c̣n thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu chị đem nộp ngay!
Bà cụ tôi đáp thay con dâu:
- Các bác các anh ơi! Có c̣n cái ǵ mà nộp. Các anh và các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?
- Chúng tôi không hỏi mụ nghe chưa?
Cả bốn người cùng soi đèn pin khắp nhà trong, nhà ngoài, dưới bếp, bên chái. Hai người tuông soi cả trong vườn rau. Vợ tôi mếu máo:
- Làm ǵ có lúa để ngoài ấy. Các anh xéo nát cả rau.
Tôi chạy ra trụ sở đội, định t́m cán bộ tŕnh bày. Chủ tịch Phê, bạn dạy học với tôi ngày trước, đi bộ đội về giải nghệ, vào cấp ủy, đang đứng đấy. Thấy thế tôi mừng quưnh. Lại thấy cả Phùng Gia Miện anh họ tôi, làm bí thư đảng ủy cũng có mặt, tôi càng yên trí. Nhưng thấy tôi họ quay đi lảng tránh.
Anh Miện bảo nhỏ tôi:
- Chú về động viên gia đ́nh thanh toán bằng đủ, nhà ḿnh là cán bộ. Không có thóc th́ nộp bằng tiền. Lănh đạo đă nhất trí cho nộp cả bằng tiền rồi đó.
Tôi đang định nói: ‘Đă không có thóc th́ làm cóc ǵ có tiền’, nhưng anh họ tôi đă dịu giọng:
- Ở đội trên, hắn bắt cả anh Thiện, anh ruột tôi, mà tôi cũng phải điếc đi… ‘Mất mùa màng, lợi ích thứ ba của người lao động phải hy sinh cho lợi ích của nhà nước’. Đồng chí bí thư tỉnh ủy đă chỉ thị thế, chú biết rồi đó.
Lúc ấy ở trụ sở, công an, dân quân đă khuân về nào xe đạp, bàn ghế, tủ, chum vại, thùng tôn, lợn gà… để ngổn ngang ra tận ngơ. Tên chủ nhà thiếu thóc đề chữ bằng phấn trắng vào các đồ vật: Ông Ất, ông Do Khả, ông Hưng, ông Hồng, ông Khính (mẹ đẻ cô Hoa, mẹ vợ chú Được phó chủ nhiệm)… Mấy con ḅ bị bắt cột gần đó sợ đèn, sợ đám đông cứ lồng lên, chực bút mũi. Chúng xoay ṿng quanh, mgửa lên mặt kêu ‘hấp bồ’, ‘hấp bồ’…
Tôi loạng choạng đi về nhà, thấy người ta đang c̣n soi đèn t́m rất kỹ. Tôi nói:
- Các người anh em soi t́m ǵ cho mất công. Nhà tôi xin khất đến mai, t́m cái bán chác, nộp tiền bằng đủ.
Anh đầu tốp nháy nháy mắt ra hiệu.
- Đêm nay là đêm nay! Mai chúng tôi mất thưởng ai chịu cho?
- Bắt cái xe đạp ni, bay!
Hai ba anh chạy lại. Tôi từ tốn ngăn họ:
- Các đàn anh ơi! Tôi không làm ruộng sản mà. Đây là xe đạp nhà nước cấp cho tôi để tôi đi công tác. Các vị bắt cái này không được đâu.
- Nếu chúng tôi cứ bắt th́ sao?
Tôi loáng nghĩ được một mẹo. Rút cái ‘thẻ hội viên Hội văn nghệ tỉnh’ ra, tôi nói:
- Tôi phản đối! Tôi là ‘nhà báo’! Tôi sẽ kiện lên tận ông Đồng.
Nước cờ của tôi không ngờ lại có hiệu quả. Họ im lặng. Hẳn họ đă biết tên tôi dưới những bài đăng nào chăng.
Chợt vị ‘hộ pháp’ nh́n chằm chằm vào cỗ quan tài để dưới gầm bàn thờ, rồi đi lại, vừa gơ vừa hỏi:
- Cái ǵ trong này, chị Lộc?
Im lặng…
- Cái ǵ trong này, chị nói mau?
Vợ tôi ấp úng. Tôi muốn tắc thở.
- Có cái ǵ đâu…
Mấy vị hăm hở lại, đạp lật nghiêng một cái. Nắp ván thiên bung ra, lúa chảy rào rào. Cả toán reo lên như một hiệp đào vàng trúng vỉa:
- A! Lúa! A lúa! Lúa! Anh em ơi. Ghê thật! Thế mà giả nghèo giả khổ.
Mẹ tôi chống gậy vái dài:
- Van các anh! Cắn rơm cắn cỏ tôi lạy các anh! Lúa của tôi. Đó là tạ lúa hai đứa con gái hắn mua góp lại cho, để hôm sau tôi chết, bà con thương mà chạy đến để ăn lưng cơm sốt.
Thực ra là của hai bà chị trong đó mỗi người có mười cân thôi. Ba mươi chín cân tiêu chuẩn hai tháng vừa qua tôi lấy về, c̣n lại là hơn bốn mươi cân, vợ tôi đong để dành ‘hôm sau’ cho bà.
Bà cụ nói như rên rẩm:
- Đă bảo xay phứa đi cho con nó ăn không nghe. Cứ bóp mồm bóp miệng, để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là!
Một tay râu tóc lồm xồm hỏi:
- Chị có gánh đi hay không th́ bảo?
Một tay khác tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa:
- Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này, nhưng lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh, để cánh này bê cả ḥm ra, chị phải chịu hai chục công là ít, chưa nói phạt tiền.
Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi ḥm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít.
- Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!
- Buông ra đi! Ô hay, đồ con nít!
Bà cụ loạng choạng đi lại, giơ gậy cản:
- Các ông không thương trẻ, th́ các ông thương lấy thân già, để lấy phúc đức cho con cháu.
V́ họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngă chỏng queo như chiếc ghế đổ.
- Ối Đảng ôi là Đảng ôi! Chính phủ ôi… Trông xuống mà coi…
Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại:
- Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!
Gần 10 năm sau, có bữa ngồi đọc lại bài viết (dẫn thượng) nhà văn Nguyên Ngọc đã bồi hồi ghi lại những dòng sau:
Hoàn cảnh ra đời của phóng sự cũng thật đặc biệt. Tôi nhớ những ngày ấy…
Đang là những ngày âm ỉ mà nóng cháy của ‘Đêm trước’, và Thanh Hóa là một trong những điểm nóng nhất. Ở đấy cuộc đấu tranh giữa các lực lượng bảo thủ và các lực lượng đ̣i hỏi đổi mới có thể nói đă đến mức sống mái, thậm chí theo nghĩa đen của từ này. Một không khí khủng bố thật sự, uy hiếp đến cả tính mạng của nhiều người dũng cảm đấu tranh, trong đó có nhiều anh chị em cầm bút.
Anh Phùng Gia Lộc, một người viết nghèo, đau yếu, hiền lành mà hết sức trung thực và can trường, là một mục tiêu trọng điểm của người đứng đầu tỉnh này và tay chân của họ. Lo lắng cho tính mạng của anh, các bạn viết và cả bạn đọc của anh bàn nhau phải t́m cách đưa anh đi lánh nạn…”
“Dân chủ hóa xã hội không phải cứ nghĩ ra là có ngay được, cũng không phải có thể có trong ngày một ngày hai, mà là một cuộc vận động và đấu tranh xã hội kiên định, kiên trì, lâu dài. Phải ‘học làm dân chủ’ như các bạn ta ở một nước xă hội chủ nghĩa cũ đă nói trong cuộc trăn trở chuyển ḿnh của đất nước các bạn, một cuộc học có thể rất gian nan. Và cần có những ‘băi thử’. Để mới dần dần thật sự có được.”
Bãi thử kế tiếp là thôn Phú Quư, xă Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam và nạn nhân mới (toanh) là cả gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn – theo như lời tường thuật của chính … khổ chủ:
“Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2 tháng 12 năm 2011, cả trăm công an đă xông vào nhà tôi và chốt chặt các lối ra vào nhà, hành hung, đánh đập mẹ tôi- Mai Thị Yến, con gái tôi là Huỳnh Thục Vy, con trai tôi-Huỳnh Trọng Hiếu và hai cô em gái tôi là Huỳnh Thị Hường và Huỳnh Thị Thu Hồng. Họ đọc 3 quyết định xử lư vi phạm hành chính về lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó: phạt tôi 100 triệu đồng, con gái tôi- Huỳnh Thục Vy 85 triệu đồng, con trai tôi- Huỳnh Trọng Hiếu 85 triệu đồng. Tổng cộng 270 triệu đồng. Sau đó, họ tịch thu 1 máy ảnh Canon và 6 điện thoại di động của người nhà tôi và bắt luôn cháu trai tôi là Huỳnh Ngọc Lễ (lúc đó đang mặc áo No-U) lên xe chở về đồn công an v́ ‘chống người thi hành công vụ’ (do cháu xông vào bảo vệ Huỳnh Thục Vy đang bị đánh) Sau khi họ rút hết khỏi nhà tôi, hai em gái tôi đă kiểm tra lại tủ đựng tiền và phát hiện bị mất 3000 đô la, trong đó có cả đô la Mỹ, Úc, Canada)
Trong những quyết định xử phạt vi phạm hành chính được gởi cho ba cha con tôi, người ta yêu cầu chúng tôi phải nộp phạt tại kho bạc Nhà nước cho đến hạn chót là ngày 22 tháng 12 năm 2011. Nếu quá hạn đó mà không nộp phạt, người ta cảnh cáo là sẽ cưỡng chế. Gia đ́nh tôi đang rất hoang mang không biết họ sẽ có thủ đoạn ǵ tiếp theo.”
Là kẻ sinh sau đẻ muộn, và chỉ là một thường dân, tôi nghĩ hoài vẫn không hiểu tại sao chúng ta lại mang máu xương của cả dân tộc ra đổi lấy một mô thức chính trị độc tài đảng trị, rồi sau đó phải “đấu tranh xã hội kiên định, kiên trì, lâu dài” với cường quyền và bạo lực để … đòi dân chủ? Nếu tính từ “bãi thử” ở làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, huyện diễn Châu, tỉnh Nghệ An – nơi mà ông Hội Trưởng Nông Hội đe doạ thân mẫu của nhà văn Võ Văn Trực (“cứ cầm vồ mà nện, từ trên sọ nện xuống cho đến khi mồm ợ ra thóc mớ thôi”) vào năm 1952, cho đến “Cái Đêm hôm Ấy Đêm Gì” xẩy ra ở làng Láng, xă Phú Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (vào năm 1987) thì cuộc “vận động đấu tranh xã hội kiên trì” đã kéo dài 35 năm chẵn. Còn từ đó đến hôm 02 tháng 12 năm 2011, khi mà hàng trăm công an xông vào nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn – ở thôn Phú Quư, xă Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam – để … chỉ đưa một tờ giấy phạt ,và (nhân tịên) cướp luôn mấy ngàn tiền mặt, là đúng 60 năm.
Hơn nửa thế kỷ đã qua. Cần bao nhiêu lâu nữa, và thêm bao nhiêu “bãi thử” nữa mới đủ để cho mọi người dân Việt nhận ra được bản chất đạo tặc của cái Đảng (cướp) đang cầm quyền ở Việt Nam? Lịch sử tính bằng thế kỷ, đời người tính bằng năm. Phải thêm bao nhiêu cuộc đời bầm dập (đến) te tua nữa thì dân tộc Việt mới “chuộc” lại được cái lầm to thế kỷ mà chúng ta đã lỡ chuốc này?
© Tưởng Năng Tiến
|