LTS: Nhân kỷ niệm 80 năm cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô tại vùng ngoại ô Moscow trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko đă có bài viết gửi riêng Báo Quân đội nhân dân. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Cách đây không lâu, nếu tính theo thước đo của lịch sử, thế giới đă trải qua tất cả những nỗi khủng khiếp của chủ nghĩa phát xít. Giới lănh đạo Đức Quốc xă đă gây ra cuộc chiến tranh vô cùng tàn bạo và đẫm máu ở châu Âu. Một trong những mục tiêu của cuộc chiến là tiêu diệt Liên Xô. Ngày 22-6-1941, quân đội Đức đă tấn công vào lănh thổ Liên Xô. Cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại bắt đầu.
Kế hoạch của bộ chỉ huy Đức đề ra là "chớp nhoáng" đánh bại các lực lượng vũ trang Liên Xô, chiếm giữ các khu vực công nghiệp chính và tiếp cận tuyến Arkhangelsk-Volga-Astrakhan trong ṿng 4-5 tháng chiến sự. Tuy nhiên, khi tiến sâu vào Liên Xô, quân đội Đức Quốc xă đă phải đối mặt với cuộc phản công của quân đội Liên Xô tại khu vực ngoại ô Moscow, bắt đầu vào ngày 5-12-1941.
Thiệt hại của quân Đức quốc xă sau 3 tuần của cuộc chiến chống Liên Xô lên tới 100.000 người, đúng bằng với thiệt hại trong hai năm trước của cuộc chiến ở châu Âu. Đến giữa tháng 8-1941, con số này đă tăng lên 350.000 người, tương đương 10% tổng số nhân lực của mặt trận phía Đông.
Lực lượng bộ binh Liên Xô tấn công vào vị trí của đối phương trong cuộc phản công tại vùng ngoại ô Moscow. Ảnh: RIA Novosti
Ngày 30-9-1941, các lực lượng tinh nhuệ nhất đă được tung vào hướng Moscow nhằm chiếm Moscow trong "gọng ḱm" từ phía Bắc và phía Nam. Trận đánh giành Moscow bắt đầu.
Thủ đô của Liên Xô được bảo vệ bởi 3 mặt trận: Phía Tây, Bryansk và Dự bị. Vào đầu tháng 10, gần 1 triệu binh sĩ Liên Xô đă bị bao vây, đường vào thành phố thực tế đă mở. Từ Leningrad, tướng G.Zhukov được triệu hồi khẩn cấp để nắm quyền chỉ huy phương diện quân phía Tây.
Tất cả lực lượng đều được tung vào pḥng thủ Moscow: Các đơn vị của Bộ Dân ủy nội vụ, học viên các trường sĩ quan, dân quân, các tập đoàn quân vừa thoát khỏi ṿng vây. Một phần các sư đoàn được điều đến từ các pḥng tuyến vùng Viễn Đông.
Ngày 7-11-1941, nhân dịp kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười, lễ duyệt binh đă được tổ chức trên Quảng trường Đỏ. Các sự kiện tương tự cũng được tổ chức tại Voronezh và Kuibyshev, giúp nâng cao tinh thần và ư chí chiến đấu của quân đội.
Tờ The News Chronicle của Anh viết: “Việc tổ chức cuộc duyệt binh truyền thống ở Moscow vào thời điểm đang diễn ra các trận chiến nóng bỏng là một ví dụ tuyệt vời về ḷng dũng cảm và sự can trường”. Từ Quảng trường Đỏ, các đoàn quân đă tiến thẳng ra mặt trận.
Để bảo vệ thành phố trước các vụ ném bom, công tác ngụy trang được tiến hành trên quy mô lớn. Những mái ṿm vàng được sơn lại bằng màu xanh lá cây, những mái nhà được vẽ trên đường nhựa, sông Moscow mang dáng dấp những ṭa nhà dân cư. Nhà hát lớn và bức tường Điện Kremlin nh́n từ trên cao trông giống một khu nhà.
Các điểm hỏa lực được bố trí trên các đường phố, rào chắn và chướng ngại vật chống tăng được xây dựng. Hàng trăm đèn chiếu, khẩu đội pháo pḥng không, khinh khí cầu đă được huy động sử dụng trong cuộc chiến chống không quân địch. Việc ngụy trang che kín ánh sáng đèn đă được tiến hành một cách tổng lực.
Đến ngày 2-12-1941, một số đơn vị riêng biệt của quân Đức Quốc xă đă nằm cách Điện Kremlin 24km. Ngày 4-12-1941, cục các đội quân ở nước ngoài phía Đông thuộc bộ tổng tham mưu Đức báo cáo rằng, vào thời điểm này, quân Liên Xô không có khả năng phản công nếu không có quân tiếp viện đáng kể.
Tuy nhiên, Bộ chỉ huy Liên Xô đă bí mật điều động lực lượng dự trữ đáng kể ra mặt trận. Vào đêm trước cuộc tấn công, lính dù đă đổ bộ vào hậu phương của địch, quân du kích đă vô hiệu hóa các tuyến đường sắt và đường tiếp tế. Ngày 5-12, khi nhiệt độ xuống -25 độ C, Hồng quân Liên Xô đă đánh đuổi quân Đức. Cuộc phản công bắt đầu tại vùng ngoại ô Moscow.
Quân Đức vẫn giữ ưu thế đáng kể về số lượng xe tăng, pháo binh và nhân lực, song các đơn vị của Liên Xô đă được chuẩn bị và trang bị tốt hơn để tiến hành chiến tranh trong điều kiện mùa đông. Ngày 8-12-1941, Hitler ra lệnh dừng tấn công Moscow. Tuy nhiên, quân đội của Hitler đă tràn về phía Tây, vứt bỏ vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự hạng nặng.
Cố gắng ḱm hăm cuộc tấn công, Đức Quốc xă sử dụng chiến thuật “phá sạch, đốt sạch”. Theo mệnh lệnh của tập đoàn quân số 9 Đức, “trước các vị trí với chiều sâu đến 20km phải tạo “vùng trống tuyệt đối”, đốt phá tất cả làng mạc đến túp lều cuối cùng...”.
Nhưng đến ngày 21-12-1941, các chỉ huy đơn vị báo cáo rằng: “Số lượng binh lính rút lui bằng cách đi bộ ngày càng gia tăng... Quân lính chết không được chôn cất... Quân lính bị rối loạn tinh thần, gần như hoảng loạn... Toàn bộ binh lính rút lui mà không có tiếp tế, bị rét cóng và mất tinh thần”. Trong điều kiện đó, ngày 15-1-1942, lệnh rút cụm tập đoàn quân “trung tâm” đă được ban hành.
Cuộc phản công ở vùng ngoại ô Moscow đă giải phóng các vùng lănh thổ trên mặt trận lên tới 1.000km với chiều sâu từ 100 đến 250km. Các đơn vị tinh nhuệ của Đức đă phải chịu thất bại đầu tiên. Và mặc dù các tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm và những đợt băng giá chưa từng có đă cứu quân Đức khỏi thất bại hoàn toàn, nhưng kế hoạch chinh phục và thuộc địa hóa Liên Xô của Đức Quốc xă đă bị thất bại.
Chiến thắng quan trọng này là kết quả của những nỗ lực phối hợp to lớn của Bộ chỉ huy quân đội Liên Xô, binh lính và sĩ quan, cũng như những người dân thường của thủ đô và các vùng ngoại ô. Trong hàng ngũ Hồng quân chiến đấu bảo vệ Liên Xô có các người t́nh nguyện nước ngoài, trong đó có những người Việt Nam.
Tháng 1-1942, huyền thoại về sự bất khả chiến bại của “cỗ máy quân sự Đức” đă bị phá tan và chính quân đội Liên Xô đă được phán định để xác định kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.